Đối với Ngân hàng nhà nƣớc

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 91)

2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN

3.3.3. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc

Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng

Tiếp tục kiên quyết, dứt khoát cải tiến, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém. Yêu cầu lộ trình trong việc đáp ứng các yêu cầu an toàn hoạt động tối thiểu với các ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, tránh khủng hoảng.

Cải cách hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng

Bộ máy thanh tra NHNN chủ yếu kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và đánh giá sự an toàn trong hoạt động Ngân hàng. Hơn nữa, Bộ máy thanh tra NHNN chỉ tiến hành kiểm tra khi có rủi ro hoặc nghi ngờ có rủi ro xảy ra chứ chƣa chú trọng vào các động tác nhằm ngăn ngừa rủi ro. Về đánh giá hệ thống kiểm soát của các ngân hàng, Thanh tra NHNN chƣa đề ra các tiêu chí rõ ràng để đánh giá toàn diện về RRTD. NHNN cần xây dựng và quy định cụ thể các chuẩn mực, chi tiết để thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là đối với các tiêu chí để đo lƣờng, đánh giá RRTD. NHNN cũng nên thƣờng xuyên tập huấn, tiếp cận các phƣơng pháp quản trị rủi ro trên thế giới, cải tiến và áp dụng cho phù hợp với môi trƣờng Việt Nam.

NHNN cần chọn lọc các cán bộ có tƣ cách đạo đức tốt để tham gia vào quá trình thanh tra, đồng thời có chế độ lƣơng, thƣởng và đãi ngộ khác xứng đáng để tránh bị cám dỗ. Đề ra các hình thức kỉ luật nghiêm khắc đối với các trƣờng hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Các tiêu chí, phƣơng thức trong kiểm tra giám sát của NHNN áp dụng cho các Ngân hàng phải công bằng, tránh hiện tƣợng tạo lập các mối quan hệ làm sai lệch kết quả thanh tra và đƣa ra các biện pháp xử lý thiếu kiên quyết, triệt để.

NHNN chi nhánh TP. HCM thuộc hệ thống NHNN cũng không tránh khỏi những lối mòn trong cách làm việc của hệ thống NHNN nói chung. Tuy nhiên, là một địa bàn kinh tế trọng điểm của quốc gia, có nền kinh tế phát triển năng động và phức tạp, đặc biệt có nhiều đối tƣợng Ngân hàng hơn hẳn các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, hoạt động Ngân hàng diễn ra phức tạp nên NHNN TP. HCM cần không ngừng đào tạo để nâng cao nghiệp vụ của cán bộ thanh tra đồng thời giám sát liên tục hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn, lên kế hoạch thanh tra giám sát thƣờng xuyên để sớm phát hiện và giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Nâng cao chất lượng CIC

CIC là tổ chức thuộc NHNN, có chức năng thu nhận, lƣu trữ, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý của NHNN; cung cấp thông tin cho Ngân hàng theo quy định. Thông tin CIC cung cấp cho các ngân hàng là thông tin về tình hình quan hệ tín dụng của doanh nghiệp. Vì thông tin CIC là một căn cứ để các Ngân hàng đánh giá tình hình khách hàng, xem xét nhu cầu vốn của khách hàng các thông tin của CIC cần cập nhật kịp thời, nhanh chóng, chính xác, thể hiện đầy đủ các thông tin về tín dụng, cơ cấu tín dụng để các Ngân hàng có thể cân nhắc, xem xét mức độ rủi ro khi cấp tín dụng.

Có thể nghiên cứu chuyển đổi CIC thành hình thức một Công ty chuyên nghiên cứu và xếp hạng tín dụng có thu phí, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời kêu gọi liên kết đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)