Tồn tại về năng lực nhân viên

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 72)

2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN

2.5.2.8. Tồn tại về năng lực nhân viên

Đối với bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng kiểm soát thẩm định, kiểm soát giải ngân: Mặc dù nhiều kinh nghiệm nhƣng khả năng nắm bắt tình hình và cập

nhật kiến thức mới, kỹ năng về các phần mềm vi tính văn phòng, khả năng làm việc dƣới áp lực cao theo yêu cầu của vị trí công việc trong mô hình mới bị hạn chế.

Đội ngũ lãnh đạo của các phòng ban là ngƣời có kinh nghiệm lâu năm nên cần có thời gian để tiếp cận sự thay đổi, việc thay đổi mô hình nhanh chóng làm cho sự nắm bắt chƣa kịp thời dẫn đến việc quản lý gặp nhiều khó khăn.

Đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, năng động, nắm bắt nhanh với sự thay đổi nhƣng thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp dễ dẫn đến sai lầm trong đánh giá, thẩm định khách hàng.

2.5.3. Khảo sát, tập hợp ý kiến về hoạt động quản trị RRTD DNVVN tại Vietinbank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Đề xuất bảng câu hỏi khảo sát

 Mục tiêu đề xuất bảng câu hỏi: Để tìm hiểu nhận định của CBTD, cán bộ kiểm soát, cán bộ phê duyệt về nguyên nhân dẫn đến RRTD và giải pháp để có thể hạn chế RRTD phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 612 cán bộ bao gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ phân tích, tác nghiệp của chi nhánh, cán bộ kiểm soát, cán bộ phê duyệt đang làm việc tại Vietinbank trên địa bàn TP. HCM để ghi nhận ý kiến.

 Một số hạn chế khi thực hiện khảo sát: Bảng câu hỏi điều tra đƣợc thiết kế với mong muốn có thể sử dụng phần mềm SPSS để phân tích những ảnh hƣởng của các nhân tố nhƣ độ tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác, vị trí công tác của mỗi cán bộ tác động nhƣ thế nào đến nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng, để từ đó có thể đƣa ra những giải pháp để khắc phục rủi ro một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi với tình hình thực tế, tác giả nhận thấy:

 Về độ tuổi và số năm công tác: Do yêu cầu công việc đòi hỏi sự năng động, khả năng học hỏi cao, khả năng tiếp cận với các chƣơng trình máy tính, phần mềm phân tích nhanh nhạy nên 80% CBTD, cán bộ phê duyệt, cán bộ kiểm soát có độ tuổi từ 25 đến 35. Phần lớn cán bộ có độ tuổi và số năm công tác tại các tại các vị trí không chênh lệch nên mức độ ảnh hƣởng không lớn.

 Về trình độ chuyên môn: Do yêu cầu về điều kiện tuyển dụng, tất cả các cán bộ đều tốt nghiệp đúng về tín dụng.

 Về vị trí công tác: Tác giả kì vọng đây là yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến ý kiến khảo sát vì ở mỗi vị trí khác nhau liên quan đến tín dụng, sẽ có nhiều qua điểm và góc nhìn khác nhau về rủi ro. Tuy nhiên, do mô hình mới đƣợc vận hành từ tháng 6/2013, cùng lúc với thời gian bắt đầu khảo sát, nên quan điểm của cán bộ kiểm soát thẩm định và kiểm tra kiểm soát nội bộ không sai lệch nhau về rủi ro tín dụng.

 Kết quả khảo sát thực tế: số mẫu phát ra 612, thu về 601 mẫu hợp lệ do một số bảng trả lời không hợp lệ và một số bảng khảo sát gửi đi nhƣng không thu lại bảng trả lời đƣợc. Qua kết quả khảo sát, tác giả đƣa ra những nhận định về nguyên nhân phổ biến dẫn đến RRTD đồng thời những giải pháp, đề xuất của tác giả có cơ sở và phù hợp hơn.

 Khảo sát nguyên nhân dẫn đến RRTD: Bảng khảo sát đƣa ra 13 nguyên nhân dẫn đến RRTD, phân theo 3 nhóm: Nguyên nhân từ phía ngân hàng, nguyên nhân từ khách hàng, nguyên nhân khách quan

Mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan từ cán bộ khảo sát thông qua đánh giá mức độ phổ biến theo thang điểm từ 1 đến 5 là: 1-Hoàn toàn không phổ biến, 2- Khá phổ biến, 3- Phổ biến, 4 - Rất phổ biến, 5 - Đặc biệt phổ biến

 Khảo sát giải pháp, kiến nghị giúp hạn chế RRTD: Bảng khảo sát đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD, trong đó sẽ lấy ý kiến chủ quan từ cán bộ khảo sát thông qua đánh giá mức độ quan trọng theo thang điểm từ 1 đến 5 là: 1- Hoàn toàn không quan trọng, 2- Khá quan trọng, 3- Quan trọng, 4- Rất quan trọng, 5- Đặc biệt quan trọng

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Chƣơng 2 tác giả đã tóm tắt đƣợc một cách bao quát tình hình kinh tế xã hội, hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động tín dụng của Vietinbank trên địa bàn TP. HCM và tình hình tín dụng đối với DNVVN. Từ đó khái quát đƣợc những thành tựu và hạn chế trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng DNVVN trên địa bàn TP. HCM, khảo sát ý kiến của các bộ phận, phòng ban liên quan đến hoạt động tín dụng để làm căn cứ cho những đề xuất nhằm hoàn thiện Quản trị RRTD của Vietinbank trên địa bàn TP. HCM.

3. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RRTD DNVVN CỦA VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)