Nguyên nhân từ tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 55)

2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN

2.3.4.4. Nguyên nhân từ tài sản bảo đảm

Khi thế chấp/ cầm cố tài sản, chỉ có khách hàng biết rõ về hiện trạng tài sản nhƣ sự hỏng hóc trong các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hoặc khả năng chuyển nhƣợng của miếng đất, ngôi nhà do một số đặc điểm đặc biệt mà chỉ có chủ sở hữu hoặc ngƣời trực tiếp sử dụng tài sản mới biết. Trong khi đó, trình độ của cán bộ tín dụng thƣờng không đáp ứng đầy đủ chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực nên không thể đánh giá đƣợc chính xác hiện trạng của máy móc thiết bị cũng nhƣ nắm bắt đƣợc tất cả các thông tin liên quan đến tài sản, đặc biệt là các thông tin mà chủ tài sản muốn che giấu. Điều này làm ảnh hƣởng rất lớn đến giá trị tài sản cũng nhƣ khả năng phát mãi tài sản để thu hồi nợ khi RRTD xảy ra.

Việc định giá tài sản bảo đảm

Giá trị TSBĐ đƣợc xác định theo từng phƣơng pháp phù hợp với từng đối tƣợng tài sản và phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tài sản. Gần 80% CBTD của Vietinbank các chi nhánh trên địa bàn TP. HCM đều còn khá trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm, chƣa đƣợc trang bị đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn trong ngành thẩm định giá cũng nhƣ kiến thức về loại tài sản cần thẩm định, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Chính vì vậy, khi tiến hành định giá, giá trị tài sản đối với từng loại tài sản đƣợc xác định chƣa chính xác.

Mặt khác, giá trị định giá tài sản bảo đảm còn bị chi phối bởi tâm lý “sợ khách hàng”, xuất phát từ thực tế là các DNVVN thƣờng có ít tài sản để thế chấp nên luôn mong muốn đƣợc cho vay với số tiền cao nhất có thể trên một tài sản thế chấp, một số khách hàng yêu cầu trực tiếp số tiền đƣợc vay trên một tài sản thế chấp. Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. HCM, nhiều TCTD săn đón và sẵn sàng làm hài lòng bằng nhiều hình thức, kể cả việc định giá tài sản cao hơn so với giá trị thực để đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Mặc dù đây là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh nhƣng đang đƣợc rất nhiều các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. HCM áp dụng để lôi kéo khách hàng. Giá trị định giá cao thỏa mãn mong muốn của khách hàng sẽ gây khó khăn khi phải xử lý tài sản để thu hồi nợ vay do giá trị tài sản không đủ để trả hết nợ gốc và lãi.

Việc quản lý tài sản bảo đảm chƣa đƣợc CBTD chú trọng. Mặc dù Vietinbank đã đƣa ra những quy trình, quy định về quản lý tài sản bảo đảm chặt chẽ bao gồm việc đánh giá tổng thể về tài sản bảo đảm định kì hoặc bất thƣờng, kiểm tra thực tế hiện trạng tài sản. Tuy nhiên, hầu hết CBTD chỉ đánh giá tính pháp lý, tình trạng tài sản khi tiến hành nhận TSBĐ lần đầu và chỉ nghiêm túc thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản, kiểm tra hiện trạng thực tế khi khách hàng có nhu cầu thay đổi số tiền. Nhận TSBĐ là tài sản hình thành trong tƣơng lai nhƣng không thƣờng xuyên theo dõi quá trình hình thành tài sản, không thực hiện đôn đốc khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ TSBĐ. Điều này dẫn đến khả năng không thu hồi đầy đủ nợ vay khi xử lý tài sản để thu hồi nợ do giá trị tài sản giảm sút hoặc không xử lý đƣợc do thiếu thủ tục, hồ sơ pháp lý theo quy định.

Tâm lý chung của phần lớn các cán bộ tín dụng khi thẩm định và đề xuất cấp tín dụng vẫn chủ yếu dựa vào tài sản bảo đảm. Điều này ảnh hƣởng đến tâm lý khi đánh giá tài sản bảo đảm, làm giảm chất lƣợng thẩm định khoản vay, không đánh giá đƣợc chính xác hiệu quả, tính khả thi của phƣơng án vay vốn và dòng tiền.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)