Nguyên nhân từ hoạt động cấp và quản lý tín dụng của Vietinbank.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 53)

2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN

2.3.4.3. Nguyên nhân từ hoạt động cấp và quản lý tín dụng của Vietinbank.

Vietinbank

Nguyên nhân từ cán bộ tín dụng

Đa số CBTD tại Vietinbank trên địa bàn TP. HCM đều có trình độ đại học, tốt nghiệp đúng chuyên ngành và còn khá trẻ, phần lớn là vừa tốt nghiệp hoặc có một vài năm kinh nghiệm tại các tổ chức tín dụng khác. Phần lớn các CBTD lớn tuổi do không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc có tính năng động với áp lực cao nên đƣợc luân chuyển công tác ở các vị trí khác. Do bản thân ít kinh nghiệm và không có cơ

hội học hỏi trực tiếp từ những đồng nghiệp lâu năm nên việc thẩm định của CBTD còn nhiều hạn chế, cần có thêm thời gian để đƣợc đào tạo và đúc kết kinh nghiệm.

CBTD thiếu kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cho vay: Mặc dù Vietinbank đã có các quy định rõ ràng về việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay nhƣng vẫn còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát tuân thủ của CBTD, vì thế các CBTD thƣờng lơ là việc thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm tra giám sát vốn vay hoặc nếu có thì cũng chỉ mang tính chất đối phó.

Do áp lực chỉ tiêu nặng nề, phần lớn các CBTD không có thời gian để tự nâng cao nghiệp vụ, học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm. Bên cạnh đó một số ít CBTD chƣa có ý thức trau dồi kiến thức mà chỉ thực hiện công việc một cách thụ động theo chỉ thị của cấp trên. Bên cạnh đó, việc phân công CBTD quản lý khách hàng ở các chi nhánh Vietinbank tại TP. HCM có một điểm chung là không phân cán bộ quản lý theo từng ngành hàng hoặc lĩnh vực cụ thể dẫn đến CBTD làm việc theo kiểu đa năng, kiến thức dàn trải, không chuyên sâu nên thiếu những kiến thức chuyên ngành dẫn đến rủi ro trong quá trình thẩm định cấp tín dụng.

Bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp non kém: tín dụng là một công việc có áp lực về cạnh tranh và khối lƣợng công việc cao, đi kèm với nhiều cám dỗ. CBTD với bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp non kém rất dễ rơi vào tình trạng không quản lý đƣợc hết công việc tạo khe hở cho khách hàng lợi dụng, bị khách hàng dụ dỗ hoặc tự ý tiếp tay khách hàng thực hiện hành vi đảo nợ để duy trì dƣ nợ và che giấu khoản tín dụng có chất lƣợng kém, nợ xấu. Điển hình nhƣ tình trạng đảo nợ gây hậu quả nghiêm trọng tại Vietinbank Chi nhánh Củ Chi năm 2012, Chi nhánh 10 năm 2011.

Thẩm định tín dụng

Thẩm định kĩ lƣỡng, đúng, chính xác về khoản vay là yếu tố đầu tiên, tiên quyết để hạn chế khả năng xảy ra RRTD. Tuy nhiên, thực tế thẩm định tín dụng đƣợc thực hiện sơ sài, mang tính chất hình thức, đối phó và thông tin có yếu tố chủ quan của CBTD. Đối với DNVVN, cho vay chủ yếu dựa vào tài sản bảo đảm do thông tin thu thập đƣợc từ báo cáo tài chính không minh bạch, năng lực thực hiện

phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của CBTD.

Phê duyệt tín dụng

Quyết định cấp tín dụng đƣợc phân cấp thẩm quyền từ Giám Đốc chi nhánh đến và Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung tại TP. HCM. Phê duyệt tín dụng đƣợc thực hiện thông qua hồ sơ lƣu trữ trên hệ thống quản lý hồ sơ tín dụng. Cán bộ phê duyệt không đi thẩm định tình hình thực tế của khách hàng dẫn đến tình trạng phê duyệt tín dụng chƣa hợp lý so với nhu cầu thực tế của khách hàng đối với những hồ sơ mà CBTD cố ý che đậy. Vì vậy, kinh nghiệm về công việc thực tế của CBTD trong hệ thống Vietinbank và kiến thức chuyên sâu về ngành nghề của cán bộ phê duyệt là yếu tố hết sức quan trọng để hạn chế RRTD. Tuy nhiên, phần lớn cán bộ phê duyệt tại Trung tâm phê duyệt tín dụng TP. HCM có số năm kinh nghiệm rất ít, một phần đƣợc tuyển mới từ các tổ chức tín dụng khác, chƣa thật sự am hiểu về công tác tín dụng thực tế tại Vietinbank trên địa bàn.

Thanh tra, giám sát còn hạn chế

Việc thanh tra, giám sát hồ sơ cấp tín dụng xuyên suốt từ khâu thẩm định cấp tín dụng, giải ngân đến kiểm tra giám sát sau khi giải ngân và lịch sử trả nợ chỉ đƣợc thực hiện bằng hình thức chọn mẫu một số hồ sơ có dấu hiệu đáng nghi ngờ ở những chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu khá cao hoặc vƣợt mức quy định bởi kiểm toán nội bộ.

Việc kiểm soát giao dịch tín dụng phát sinh trong ngày đƣợc thực hiện bởi bộ phận kiểm soát nội bộ tại chi nhánh. Tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ của cán bộ kiểm soát chỉ dừng lại ở mức giám sát tuân thủ trong quá trình thực hiện cho vay về chứng từ vay vốn, mức thẩm quyền phê duyệt khoản vay, chƣa kiểm tra giám sát kĩ việc thẩm định khách hàng đối với những khoản tín dụng thuộc mức phê duyệt tín dụng của Giám Đốc Chi nhánh và chƣa giám sát tuân thủ trong việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay của CBTD.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)