trị RRTD đối với tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM Việt Nam
Trên cơ sở những nguyên tắc về quản lý RRTD của Basel và đặc thù trong hoạt động của các NHTM Việt Nam, NHTM có thể định hƣớng trong xây dựng mô hình quản trị RRTD đối với khách hàng doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng nhƣ sau:
Phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định tín dụng, quản lý RRTD và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, bộ phận quản lý RRTD sẽ chịu trách nhiệm xác định rủi ro tổng thể, xây dựng giới hạn tín dụng, phối hợp với bộ phận khách hàng thực hiện giám sát tình hình quan hệ tín dụng và diễn biến hoạt động kinh doanh của khách hàng để phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro. Bộ phận khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý RRTD đồng thời kiểm tra
giám sát quá trình thực hiện cam kết của khách hàng. Nhƣ vậy, quá trình đánh giá RRTD đƣợc thực hiện một cách tổng thể, liên tục trƣớc- trong và sau khi cho vay, khắc phục đƣợc tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của bộ phận kiểm tra, giám sát tuân thủ và nâng cao hiệu quả quản trị RRTD.
Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý trong bộ phận khách hàng, quản lý RRTD và bộ phận quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ bảo đảm tính công bằng trong đánh giá chất lƣợng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu RRTD đƣợc nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời cũng nhƣ tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của nhân viên các bộ phận.
Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi RRTD để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel: xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý RRTD về kiến thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, khả năng giải quyết vấn đề, trách nhiệm trong công việc, khả năng giao tiếp để phối hợp công việc với các bộ phận khác.
Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thƣờng xuyên và cập nhật các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận tín dụng. Mô hình quản lý RRTD hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết các vấn đề về cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhƣng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, toàn diện, chính xác của bộ phận quản lý RRTD và các bộ phận chuyên môn liên quan.
Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng mới đƣợc các NHTM Việt Nam áp dụng trong một thời gian chƣa lâu và cần nhiều trải nghiệm, học hỏi để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lƣợng tín dụng. Các NHTM cần thực hiện xếp hạng tín dụng định kì và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong việc xây dựng chính sách khách hàng về điều kiện cấp tín dụng, về lãi suất, phí, xây dựng danh mục tín dụng hiệu quả, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Tóm lại, Chƣơng I của đề tài đã khái quát đƣợc những nội dung cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và những quy định pháp lý liên quan. Đồng thời, nêu đƣợc tình hình chung của DNVVN từ sau khi gia nhập WTO và những đặc điểm nổi bật trong quản trị RRTD đối với DNVVN.
Bên cạnh đó, Chƣơng I cũng giới thiệu đƣợc những chuẩn mực quốc tế theo Basel về rủi ro tín dụng và ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam, đúc kết đƣợc những bài học thực tiễn từ kinh nghiệm hoạt động quản trị RRTD của các quốc qua có nền kinh tế - chính trị - xã hội tƣơng đồng với Việt Nam và của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có hệ thống ngân hàng tƣơng đối hoàn thiện để rút ra những bài học hữu ích trong quá trình hoạt động quản trị RRTD của NHTM tại Việt Nam.