2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN
3.2.5. Nâng cao tính ổn định trong vận hành mô hình quản trị RRTD
3.2.5.1. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Lựa chọn những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức tốt, có khả năng phản ứng nhanh nhạy trƣớc những thay đổi nhanh chóng để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các vị trí công việc tại ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp. Do đó, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ làm việc trong môi trƣờng đầy rủi ro. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc.
Cán bộ tín dụng cần phải có trình độ về tin học và kỹ năng giao tiếp tốt để xử lý tốt các vấn đề liên quan đến hệ thống máy tính và giao tiếp nội bộ giữa các bộ phận liên quan để đạt đƣợc hiệu quả công việc cao nhất, tạo sự thuận lợi trong quá trình vận hành mô hình mới - mô hình sử dụng nhiều bộ phận khác nhau và hệ thống thông tin khác nhau trong quá trình thực hiện và quản lý tín dụng.
Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do mối quan hệ đƣợc tạo lập trong thời gian dài giữa khách hàng và CBTD, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau để tạo thói quen và kỹ năng xử lý công việc nhanh chóng.
Thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng, chuyên môn để bồi dƣỡng nghiệp vụ, kinh nghiệm và đạo đức cán bộ. Đặc biệt trong môi trƣờng kinh doanh phức tạp của TP. HCM, kiến thức của CBTD vô cùng quan trọng trong việc phát hiện các thủ đoạn lừa đảo của khách hàng.
Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng và xây dựng tiêu chuẩn về cán bộ phê duyệt tín dụng và cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ. Đây là các vị trí chỉ tiếp xúc hồ sơ tín dụng trên bề mặt hồ sơ, không trực tiếp thẩm định tình hình thực tế của khách hàng và là những mắc xích quan trọng trong quản lý RRTD. Vì vậy, yêu cầu cán bộ có kiến thức sâu rộng về các quy trình, quy định và kinh nghiệm thực tế trong công tác tín dụng của Vietinbank để có nhìn nhận, phát hiện đƣợc các lỗ hổng trong hồ sơ tín dụng mà CBTD cố ý che lấp. Do đó, chỉ nên tuyển
dụng nội bộ và ƣu tiên lựa chọn cán CBTD giàu kinh nghiệm của Vietinbank và có kế hoạch đào tạo kỹ càng.
Xây dựng môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp đòi hỏi mỗi cán bộ phải luôn tự tu dƣỡng về phẩm chất đạo đức, ý thức đƣợc rõ ràng yêu cầu và trách nhiệm ở vị trí tƣơng ứng, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Cán bộ ở vị trí càng cao, càng phải thể hiện sự gƣơng mẫu, chuyên nghiệm trong công việc.
3.2.5.2. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin nội bộ
Rủi ro nợ xấu là ƣu tiên hàng đầu trong quản trị RRTD. Một hệ thống phân tích thông tin đầy đủ, kịp thời sẽ giúp Vietinbank xác định rõ đối tƣợng vay, tình trạng vay vốn nhằm đƣa ra những quyết định dựa trên dữ liệu đƣợc tổng hợp và phân tích sẵn, giảm thiểu rủi ro sai sót do phán xét chủ quan của con ngƣời, từ đó giảm thiểu nợ xấu. Vì vậy, cần chú trọng đầu tƣ công nghệ thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lƣờng rủi ro. Thông tin tín dụng cần đƣợc tổng hợp và đƣa ra các đánh giá, phân tích để phục vụ công tác thẩm định tín dụng. Hơn nữa, với hệ thống thông tin hiện đại và đầy đủ, công tác phê duyệt tín dụng của bộ phận phê duyệt và công tác kiểm tra, giám sát tín dụng từ xa của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ hiệu quả, chính xác, nhanh chóng giúp nhận dạng, xử lý kịp thời các RRTD tiềm ẩn.
Việc hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin không chỉ mang lại hiệu quả cao trong quản lý rủi ro tín dụng mà còn nâng tính cạnh tranh của Vietinbank trên địa bàn nhờ vào sự phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lƣợng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu nhanh – tiện lợi mọi lúc mọi nơi của khách hàng; cải tiến năng suất lao động của nhân viên; tăng cƣờng khả năng giám sát hoạt động nghiệp vụ, sai sót do không tuân thủ quy trình quy định trong quá trình tác nghiệp.
3.2.5.3. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kiểm tra kiểm soát
Thiết lập bộ biểu mẫu báo cáo định kì với nội dung thống nhất áp dụng cho các chi nhánh Vietinbank trong cùng khu vực. Nội dung thiết kế phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của từng loại báo cáo, tránh sự trùng lắp nội dung, chồng chéo về kì
báo cáo gây tình trạng “hỗn loạn” thông tin cho ngƣời sử dụng báo cáo. Hệ thống báo cáo phải đáp ứng đƣợc yêu cầu đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Thƣờng xuyên đào tạo, cập nhật kiến thức, thông tin khi có sự thay đổi trong hệ thống báo cáo đến các bộ phận, phòng ban và cán bộ liên quan. Giúp ngƣời trực tiếp thực hiện báo cáo hiểu rõ nội dung cần làm, yêu cầu và mục tiêu của từng loại báo cáo để cung cấp số liệu và sàn lọc thông tin chính xác, phù hợp.
Đội ngũ nhân viên thực hiện thu thập, tổng hợp báo cáo phải có đầy đủ các kĩ năng về thu thập, tổng hợp thông tin, kĩ năng sử dụng các phần mềm vi tính văn phòng và phần mềm chuyên biệt tốt để phục vụ cho công việc đồng thời có ý thức trách nhiệm cao về nhiệm vụ và tầm quan trọng của vị trí công việc.
3.2.6. Hoàn thiện quy trình quản trị RRTD DNVVN
3.2.6.1. Xây dựng và hoàn thiện phƣơng pháp nhận diện và đo lƣờng mức độ RRTD độ RRTD
Xây dựng bộ chỉ tiêu đo lƣờng mức độ rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ giao dịch sai phạm/ tổng giao dịch hoặc số lƣợng khách hàng vi phạm/ tổng khách hàng để đánh giá mức độ tuân thủ quy trình quy định của chi nhánh.
Phối hợp giữa mức độ tuân thủ với tình hình tăng trƣởng nợ vay, kết quả hoạt động kinh doanh, quy mô của chi nhánh và đặc điểm địa bàn hoạt động kinh doanh của chi nhánh để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của chi nhánh.
Lƣợng hóa mức độ rủi ro tín dụng thông qua số tiền vay của mỗi giao dịch và mỗi khách hàng vi phạm tuân thủ, tính toán tỷ lệ nợ tiềm ẩn rủi ro do vi phạm tuân thủ trên tổng dƣ nợ để đo lƣờng mức độ rủi ro tín dụng tổng thể của chi nhánh.
3.2.6.2. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá rủi ro theo hƣớng sử dụng công nghệ hiện đại nghệ hiện đại
Sử dụng các mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng định lƣợng và thực hiện tính toán các hệ số rủi ro bằng các chƣơng trình phần mềm chuyên phân tích để đƣa ra dữ liệu cảnh báo rủi ro.
Đánh giá rủi ro theo hƣớng sử dụng công nghệ hiện đại phải đáp ứng đƣợc yêu cầu phân tích, đánh giá rủi ro toàn diện dựa trên tất cả thông tin liên quan đến khách
hàng thông qua liên kết dữ liệu giữa hệ thống thông tin phân tích ngành và thị trƣờng, hệ thống quản lý khoản vay, hệ thống thông tin phân tích tình hình tín dụng.
Việc xây dựng phƣơng pháp đánh giá rủi ro theo hƣớng sử dụng công nghệ hiện đại gặp nhiều thách thức:
Thách thức trong việc lựa chọn mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng định lƣợng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Vietinbank và thị trƣờng Việt Nam: Có nhiều mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng định lƣợng đang đƣợc sử dụng ở các ngân hàng trên các nƣớc có ngành Ngân hàng phát triển nhƣ Thụy Sĩ, Mỹ, Anh… Tuy nhiên, để áp dụng đƣợc các mô hình này cần những điều kiện khắt khe về tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp, ngành kinh tế, thị trƣờng.
Việc liên kết và xử lý dữ liệu giữa các hệ thống thông tin độc lập và quản lý khối lƣợng thông tin khổng lồ trên toàn hệ thống Vietinbank đòi hỏi trình độ công nghệ thông tin rất cao của đội ngũ Quản trị hệ thống thông tin.
Chi phí xây dựng hệ thống cao do phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia ngân hàng, chuyên gia công nghệ thông tin nƣớc ngoài do chƣa có ngân hàng nào xây dựng và áp dụng, chƣa có tiền lệ để tận dụng và khai thác.
3.2.6.3. Hoàn thiện phân loại nợ tự động trên hệ thống
Đẩy mạnh đầu tƣ để hoàn thiện hệ thống quản lý khoản vay về chức năng phân loại nợ đáp ứng đƣợc yêu cầu duy trì nhóm nợ và duy trì thời gian thử thách tự động, tự động kéo dài thời gian thử thách khi khách hàng vi phạm các nghĩa vụ nợ tiếp theo.
Liên kết chức năng phân loại nợ và chấm điểm xếp hạng tín dụng, tự động phân loại nợ đối với các khách hàng thƣờng xuyên quá hạn trả nợ và xếp hạng tín dụng bị sụt giảm trầm trọng.
3.2.6.4. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát sau khi cấp tín dụng
Trong quý 1 năm 2013, Vietinbank đã xây dựng đƣợc hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ độc lập, phân theo khu vực, theo từng cụm và thực hiện thí điểm trên địa bàn TP. HCM. Bộ phận kiểm soát độc lập đƣợc thiết kế một cách độc lập, khách quan về nhân sự, các chế độ đãi ngộ do hội sở chính trực tiếp quản lý, không bị áp
lực từ phía các giám đốc chi nhánh nên hạn chế việc làm sai lệch kết quả kiểm tra kiểm soát. Bộ phận bao gồm hai thành phần: thành phần kiểm tra kiểm soát trực tiếp ngồi tại chi nhánh để giám sát các giao dịch hàng ngày xảy ra tại chi nhánh và thành phần ngồi tại văn phòng cụm kiểm soát nội bộ chuyên thực hiện các chuyên đề kiểm tra do Trụ sở chính yêu cầu đồng thời thực hiện giám sát từ xa thông qua hệ thống báo cáo và thực hiện cảnh báo về xu hƣớng của tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tình hình áp dụng lãi suất cho vay, các lỗi tác nghiệp trên hệ thống.
Tuy nhiên, bộ phận kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh chƣa thực sự kiểm tra sâu sát vào nội dung bên trong của giao dịch nhƣ nội dung chứng từ giải ngân, đối tƣợng giải ngân phù hợp với mặt hàng kinh doanh của khách hàng mà mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra bề mặt chứng từ có đầy đủ theo bảng liệt kê giải ngân, hồ sơ cấp tín dụng có đầy đủ theo quy định của Vietinbank và có đúng thẩm quyền phê duyệt. Công tác kiểm tra giám sát toàn diện hồ sơ tín dụng chỉ đƣợc kiểm tra chọn mẫu theo chuyên đề và đƣợc thực hiện bởi bộ phận kiểm tra kiểm soát tại văn phòng khu vực định kì nên chƣa phát huy đƣợc tính kịp thời.
Công tác kiểm tra nội bộ tại chi nhánh cần đƣợc thực hiện toàn diện từ giám sát hình thức đến nội dung hồ sơ tín dụng phát sinh. Đối với công tác kiểm tra định kì, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi.
Công tác kiểm tra nội bộ định kì cần đƣợc thực hiện có trọng điểm, theo ngành nghề, lĩnh vực đƣợc đánh giá là đang tiềm ẩn rủi ro theo từng thời kì để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng khả năng phòng ngừa RRTD.
3.2.6.5. Cƣơng quyết và triệt để trong xử lý nợ xấu
Nợ xấu trên địa bàn TP. HCM càng ngày càng tăng mạnh do chính sách cho vay ồ ạt, các điều kiện cho vay đƣợc nới lỏng để tăng khả năng cạnh tranh với các TCTD trên địa bàn. Vì vậy, cần có giải pháp thiết thực để xử lý nợ xấu.
Thứ nhất, tiến hành phân tích doanh nghiệp phát sinh nợ nhóm 2 để đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng phục hồi kinh doanh, khả năng xử lý tài sản bảo đảm, mức độ hợp tác và thiện chí trả nợ của khách
hàng… từ đó đề ra các biện pháp phù hợp, khéo léo để tránh phá vỡ mối quan hệ với khách hàng.
Đối với các khách hàng khó khăn tạm thời, có khả năng hồi phục hoạt động kinh doanh và có thiện chí để trả nợ, Vietinbank chủ động gia hạn thời gian trả nợ, xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý, rà soát các nguồn thu và nhận thêm tài sản bảo đảm, thậm chí tiếp tục cho vay để doanh nghiệp duy trì hoạt động một cách thận trọng.
Thứ hai, khi RRTD xảy ra đối với các khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặc có thiện chí trả nợ nhƣng không còn khả năng hồi phục hoạt động kinh doanh, chi nhánh và các bộ phận liên quan cần quán triệt tinh thần thu nợ là nhiệm vụ trọng tâm, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và tập trung mọi nguồn lực để thu hồi nợ.
Trong quá trình xử lý, cần chủ động, quyết liệt trong tinh thần, kiên quyết đeo bám, không khoan nhƣợng, không nghe lời khách hàng cam kết mà rà soát từng khoản tiền, từng tài sản có thể dùng để trả nợ vay.
Luôn chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý nhanh chóng nhất. Kiên quyết, khéo léo trong ứng xử với khách hàng để nâng cao tinh thần hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ.
Trong trƣờng hợp cần thiết, có thể nhờ sự hỗ trợ của Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Vietinbank hoặc giao hẳn khoản nợ cho đơn vị này xử lý (bán nợ).
3.2.7. Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp với mô hình quản trị RRTD RRTD
Nhân sự giữa các phòng ban liên quan đến hoạt động tín dụng đƣợc tuyển dụng, đào tạo phù hợp với vị trí công việc. Tuy nhiên, các chính sách đãi ngộ nhân viên chƣa có sự phân biệt giữa các vị trí. Cần có chính sách đãi ngộ tốt hơn đối với các vị trí chủ chốt nhƣ vị trí kiểm soát thẩm định, kiểm soát giải ngân và kiểm tra kiểm soát nội bộ. Vì nguồn nhân sự cho các phòng ban này là tuyển dụng nội bộ nên việc thiết lập chế độ đãi ngộ tốt hơn sẽ làm cho nhân viên có động lực tu dƣỡng bản thân hơn khi đƣợc tuyển qua vị trí mới.
Thiết lập chế độ đánh giá nhân viên định kì để điều chỉnh nhân sự phù hợp với năng lực nhân viên. Điều chuyển những nhân viên không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc qua vị trí mới phù hợp hơn.
Tạo ra môi trƣờng làm việc thân thiện trên tinh thần hợp tác để đạt hiệu quả công việc cao nhất.
3.2.8. Tăng cƣờng mối quan hệ với các hiệp hội, cơ quan ban ngành
Liên kết với các Hội doanh nhân, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ TP. HCM, Hội doanh nghiệp trẻ TP. HCM và các TCTD khác nhƣ Quỹ hỗ trợ tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng TP. HCM, Ngân hàng phát triển Việt Nam… trong việc cho vay các DNVVN chƣa đủ điều kiện vay theo quy chế của NHTM. Các Hội, Hiệp hội và các tổ chức tài chính tín dụng này sẽ đứng ra bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ đối với khoản vay của DNVVN, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng đối với DNVVN.
Hoạt động phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng để cấp tín dụng cho các DNVVN chỉ thực hiện tại một số ngân hàng, vẫn còn nhiều ngân hàng chƣa tham gia. Do nhiều ngân hàng chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo nợ vay khi cấp tín dụng cho các DNVVN, chƣa chủ động tham gia phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng để cấp tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận vốn tín dụng của ngân