Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp với mô hình quản trị RRTD

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 87)

2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN

3.2.7. Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp với mô hình quản trị RRTD

hoặc có thiện chí trả nợ nhƣng không còn khả năng hồi phục hoạt động kinh doanh, chi nhánh và các bộ phận liên quan cần quán triệt tinh thần thu nợ là nhiệm vụ trọng tâm, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và tập trung mọi nguồn lực để thu hồi nợ.

Trong quá trình xử lý, cần chủ động, quyết liệt trong tinh thần, kiên quyết đeo bám, không khoan nhƣợng, không nghe lời khách hàng cam kết mà rà soát từng khoản tiền, từng tài sản có thể dùng để trả nợ vay.

Luôn chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý nhanh chóng nhất. Kiên quyết, khéo léo trong ứng xử với khách hàng để nâng cao tinh thần hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ.

Trong trƣờng hợp cần thiết, có thể nhờ sự hỗ trợ của Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Vietinbank hoặc giao hẳn khoản nợ cho đơn vị này xử lý (bán nợ).

3.2.7. Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp với mô hình quản trị RRTD RRTD

Nhân sự giữa các phòng ban liên quan đến hoạt động tín dụng đƣợc tuyển dụng, đào tạo phù hợp với vị trí công việc. Tuy nhiên, các chính sách đãi ngộ nhân viên chƣa có sự phân biệt giữa các vị trí. Cần có chính sách đãi ngộ tốt hơn đối với các vị trí chủ chốt nhƣ vị trí kiểm soát thẩm định, kiểm soát giải ngân và kiểm tra kiểm soát nội bộ. Vì nguồn nhân sự cho các phòng ban này là tuyển dụng nội bộ nên việc thiết lập chế độ đãi ngộ tốt hơn sẽ làm cho nhân viên có động lực tu dƣỡng bản thân hơn khi đƣợc tuyển qua vị trí mới.

Thiết lập chế độ đánh giá nhân viên định kì để điều chỉnh nhân sự phù hợp với năng lực nhân viên. Điều chuyển những nhân viên không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc qua vị trí mới phù hợp hơn.

Tạo ra môi trƣờng làm việc thân thiện trên tinh thần hợp tác để đạt hiệu quả công việc cao nhất.

3.2.8. Tăng cƣờng mối quan hệ với các hiệp hội, cơ quan ban ngành

Liên kết với các Hội doanh nhân, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ TP. HCM, Hội doanh nghiệp trẻ TP. HCM và các TCTD khác nhƣ Quỹ hỗ trợ tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng TP. HCM, Ngân hàng phát triển Việt Nam… trong việc cho vay các DNVVN chƣa đủ điều kiện vay theo quy chế của NHTM. Các Hội, Hiệp hội và các tổ chức tài chính tín dụng này sẽ đứng ra bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ đối với khoản vay của DNVVN, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng đối với DNVVN.

Hoạt động phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng để cấp tín dụng cho các DNVVN chỉ thực hiện tại một số ngân hàng, vẫn còn nhiều ngân hàng chƣa tham gia. Do nhiều ngân hàng chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo nợ vay khi cấp tín dụng cho các DNVVN, chƣa chủ động tham gia phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng để cấp tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng. Do vậy, các NHTM trên địa bàn TP. HCM cần quan tâm hơn nữa hoạt động phối hợp, phát huy hiệu quả hoạt động phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng TP. HCM tạo điều kiện cho các DNVVN vay vốn.

Việc liên kết này sẽ có lợi cho cả DNVVN và cho ngân hàng. Phía ngân hàng sẽ có thêm khách hàng tốt đƣợc sự giới thiệu từ hiệp hội, từ quỹ bảo lãnh tín dụng. Phía Hiệp hội sẽ có thêm các DNVVN tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn.

3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH LIÊN QUAN 3.3.1. Đối với các hiệp hội nghề nghiệp

Hiệp hội Ngân hàng đƣợc thành lập theo Quyết định số 247/TTg ngày 14/05/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định 131/TCCP ngày 05/10/1994 của Bộ trƣởng, Trƣởng ban tổ chức cán bộ.

Hiệp hội Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc hình thành những quy tắc ứng xử cho các TCTD thành viên, là tiền đề cho việc hình thành những chuẩn mực ứng xử đƣợc cộng đồng doanh nghiệp thành viên tác thành và tuân thủ. Những chuẩn mực ứng xử này sẽ là cở sở cho việc đƣa ra những phán quyết khi phát sinh mâu thuẫn giữa các thành viên. Nói cách khác, thông qua tôn chỉ, mục đích, đƣờng hƣớng hoạt động của mình, Hiệp hội Ngân hàng sẽ hình thành những quy tắc ứng xử phù hợp với đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, làm tiền đề cho phán xử những hành vi vi phạm của các thành viên.

Hiệp hội Ngân hàng cần liên kết chặt chẽ với Chính phủ- các Hiệp hội ngành nghề- các TCTD- các tổ chức truyền thông xã hội để phát triển nền tảng đạo đức kinh doanh ngân hàng, đây là nền tảng đạo đức định hƣớng cho mỗi thành viên hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng hƣớng tới, nó tác động một cách vô hình đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng. Đồng thời, Hiệp hội Ngân hàng cần tăng cƣờng trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp, kiến nghị của các Ngân hàng, doanh nghiệp vay vốn.

Hiệp hội Ngân hàng cần tiếp tục tham gia nghiên cứu và hỗ trợ NHNN Việt Nam xây dựng các chính sách phù hợp, thƣờng xuyên cập nhật các thông tin và thông tin kịp thời về các vi phạm, các rủi ro có thể xảy ra, các vƣớng mắc của doanh nghiệp vay vốn đến NHNN.

Hiệp hội ngành nghề kinh tế

Các hiệp hội ngành nghề kinh tế là nơi các doanh nghiệp có sự giao lƣu, trao đổi thông tin thƣờng xuyên nhất, là nơi tổng hợp các tiền lệ kinh doanh và phân xử các hành vi vi phạm của các thành viên tham gia hiệp hội. Vì vậy, đây cũng là nơi đƣợc rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm và tham gia, có thể nói đây là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực ngành nghề khi cần bảo vệ lợi ích hay kêu gọi sự giúp đỡ trƣớc những khó khăn chung.

Với những chức năng trên, Hiệp hội cần thƣờng xuyên cập nhật tình hình của các doanh nghiệp trong ngành, bao gồm những khó khăn vƣớng mắc, những sai phạm trong hoạt động kinh doanh, tình trạng sức khỏe của một số doanh nghiệp thuộc diện đặc biệt lƣu ý đang trong tình trạng xấu. Những thông tin này cần đƣợc truyền tải trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, cụ thể là các trang web của hiệp hội. Đây sẽ là nguồn thông tin quý giá phục vụ thẩm định và quyết định cấp tín dụng.

Hiệp hội cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong việc cập nhật những thông tin hữu ích, tƣ vấn cho doanh nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành tự nguyện tham gia Hiệp hội nhằm tìm đƣờng tháo gỡ những khó khăn đặc trƣng của từng ngành.

3.3.2. Đối với Hiệp hội DNVVN

Hiệp hội DNVVN là nơi tập trung các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, thành phần kinh tế. Đây là nơi trực tiếp tiếp nhận các khó khăn xuất phát từ đặc điểm quy mô doanh nghiệp bao gồm khó khăn trong cạnh tranh, về vốn, về năng lực sản xuất, về nhân sự, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu, bao gồm cả nguy cơ bị chiếm lĩnh thị trƣờng bởi hàng hóa nhập khẩu. Hiệp hội là cầu nối giữa DNVVN với cơ quan nhà nƣớc, cơ quan ban hành luật.

Vì vậy, Hiệp hội cần chủ động trong việc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; cần phát huy vai trò là cầu nối trung gian giữa DNVVN với cơ quan nhà nƣớc thông qua sự kịp thời thông tin những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp và đề xuất những yêu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp đối với Chính Phủ, Bộ ngành liên quan đồng thời giúp thông tin và triển khai những chỉ thị của Chính phủ, Bộ ngành đối với DNVVN kịp thời, thuận lợi.

Hiệp hội DNVVN cần tuyển chọn cán bộ giàu kinh nghiệm, năng lực tốt để làm việc tại Hiệp hội để giải quyết các vƣớng mắc của DNVVN về thuế, quy định về kế toán, tổ chức doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để làm đƣợc điều này, Hiệp hội cần nhiều kinh phí để hoạt động nên đòi hỏi nhiều sự đóng góp của các doanh nghiệp.

3.3.3. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc

Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng

Tiếp tục kiên quyết, dứt khoát cải tiến, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém. Yêu cầu lộ trình trong việc đáp ứng các yêu cầu an toàn hoạt động tối thiểu với các ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, tránh khủng hoảng.

Cải cách hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng

Bộ máy thanh tra NHNN chủ yếu kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và đánh giá sự an toàn trong hoạt động Ngân hàng. Hơn nữa, Bộ máy thanh tra NHNN chỉ tiến hành kiểm tra khi có rủi ro hoặc nghi ngờ có rủi ro xảy ra chứ chƣa chú trọng vào các động tác nhằm ngăn ngừa rủi ro. Về đánh giá hệ thống kiểm soát của các ngân hàng, Thanh tra NHNN chƣa đề ra các tiêu chí rõ ràng để đánh giá toàn diện về RRTD. NHNN cần xây dựng và quy định cụ thể các chuẩn mực, chi tiết để thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là đối với các tiêu chí để đo lƣờng, đánh giá RRTD. NHNN cũng nên thƣờng xuyên tập huấn, tiếp cận các phƣơng pháp quản trị rủi ro trên thế giới, cải tiến và áp dụng cho phù hợp với môi trƣờng Việt Nam.

NHNN cần chọn lọc các cán bộ có tƣ cách đạo đức tốt để tham gia vào quá trình thanh tra, đồng thời có chế độ lƣơng, thƣởng và đãi ngộ khác xứng đáng để tránh bị cám dỗ. Đề ra các hình thức kỉ luật nghiêm khắc đối với các trƣờng hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Các tiêu chí, phƣơng thức trong kiểm tra giám sát của NHNN áp dụng cho các Ngân hàng phải công bằng, tránh hiện tƣợng tạo lập các mối quan hệ làm sai lệch kết quả thanh tra và đƣa ra các biện pháp xử lý thiếu kiên quyết, triệt để.

NHNN chi nhánh TP. HCM thuộc hệ thống NHNN cũng không tránh khỏi những lối mòn trong cách làm việc của hệ thống NHNN nói chung. Tuy nhiên, là một địa bàn kinh tế trọng điểm của quốc gia, có nền kinh tế phát triển năng động và phức tạp, đặc biệt có nhiều đối tƣợng Ngân hàng hơn hẳn các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, hoạt động Ngân hàng diễn ra phức tạp nên NHNN TP. HCM cần không ngừng đào tạo để nâng cao nghiệp vụ của cán bộ thanh tra đồng thời giám sát liên tục hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn, lên kế hoạch thanh tra giám sát thƣờng xuyên để sớm phát hiện và giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Nâng cao chất lượng CIC

CIC là tổ chức thuộc NHNN, có chức năng thu nhận, lƣu trữ, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý của NHNN; cung cấp thông tin cho Ngân hàng theo quy định. Thông tin CIC cung cấp cho các ngân hàng là thông tin về tình hình quan hệ tín dụng của doanh nghiệp. Vì thông tin CIC là một căn cứ để các Ngân hàng đánh giá tình hình khách hàng, xem xét nhu cầu vốn của khách hàng các thông tin của CIC cần cập nhật kịp thời, nhanh chóng, chính xác, thể hiện đầy đủ các thông tin về tín dụng, cơ cấu tín dụng để các Ngân hàng có thể cân nhắc, xem xét mức độ rủi ro khi cấp tín dụng.

Có thể nghiên cứu chuyển đổi CIC thành hình thức một Công ty chuyên nghiên cứu và xếp hạng tín dụng có thu phí, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời kêu gọi liên kết đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới.

3.3.4. Đối với Chính phủ

Hoàn thiện môi trường pháp lý

Các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo lẫn nhau.

Ban hành các quy định và hƣớng dẫn cụ thể về xử lý tài sản một cách nhất quán, rõ ràng, minh bạch nhằm giảm thời gian xử lý nợ. Đồng thời cần có chỉ đạo các cơ quan ban ngành nhà nƣớc về việc phối hợp với Ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để giảm bớt các thủ tục rƣờm rà và kéo dài thời gian xử lý tài sản.

Chính phủ cần có quy định về sự phối hợp giữa cơ quan Thuế, cơ quan kiểm toán, công ty tƣ vấn tài chính và ngân hàng trong việc làm rõ, minh bạch báo cáo tài chính của DNVVN để tránh tình trạng doanh nghiệp tự ý chỉnh lập nhiều báo cáo tài chính để đáp ứng yêu cầu về vay vốn của nhiều ngân hàng nhằm vay vốn từ nhiều ngân hàng cùng một lúc.

Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô

Cần có sự dự báo, chỉ đạo kịp thời nhằm định hƣớng nền kinh tế, đặc biệt là thị trƣờng tài chính, tiền tệ phát triển bền vững trƣớc những biến động của nền kinh

tế thế giới. Đồng thời thực hiện cùng lúc nhiều chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô nhƣ chính sách đầu tƣ, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ tiêu dùng,… để kích thích kinh tế sản xuất trong nƣớc.

Giám sát việc thực thi các chính sách một cách quyết liệt

Mặc dù, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị Quyết, Nghị Định, Thông Tƣ hƣớng dẫn về việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các DNVVN nhƣng việc thực hiện chƣa đƣợc giám sát chặt chẽ và có độ trễ tƣơng đối dài. Vì vậy, cần có chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ DNVVN, biến những chỉ đạo thành hành động cụ thể và đẩy mạnh truyền thông về những chính sách hỗ trợ để các DNVVN có thể tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Chƣơng III tác giả đƣa ra những định hƣớng trong hoạt động tín dụng và đề xuất những giải pháp với Vietinbank, các cơ quan ban ngành nhằm hoàn thiện hoạt động rủi ro tín dụng đối với DNVVN của Vietinbank chi nhánh trên địa bàn TP. HCM. Ý kiến đề xuất dựa trên ý kiến chủ quan của tác giả sau khi nghiên cứu tình hình thực tiễn và đƣợc tham khảo từ các nhân viên, bộ phận, phòng ban liên quan hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI

Trong môi trƣờng kinh tế năng động và sầm uất của TP. HCM sau khi gia nhập WTO, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày càng khốc liệt nên hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng vốn luôn tiềm ẩn rủi ro càng cần thiết phải đƣợc chú trọng hơn nữa trong việc quản trị rủi ro ngày càng cao theo xu hƣớng của nền kinh tế. Trong bối cảnh xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới và các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp khát vốn nhƣng không đủ khả năng chống đỡ trƣớc sự cạnh tranh của thị trƣờng, đặc biệt là đối tƣợng DNVVN, loại hình doanh nghiệp chiếm hơn 80% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM và là đối tƣợng khách hàng lớn nhất mà các ngân hàng nhắm vào thì hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng nhƣ Vietinbank đối mặt với rủi ro ngày càng cao. Vì vậy, đề tài “QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH” có ý nghĩa lớn trong việc hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra đối với đối tƣợng là khách hàng DNVVN.

Đề tài đã giải quyết đƣợc các vấn đề cốt lõi sau:

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng, về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời chỉ ra khái niệm, đặc điểm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ; bao quát đƣợc thực tế tình hình hoạt động kinh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm những khó khăn và các chính sách đƣợc hỗ trợ từ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)