Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 91)

II. Diện tích xây dựng sàn

3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân

cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Kiểm tra, đánh giá là vô cùng quan trọng kiểm tra, đánh giá đúng sẽ góp phần tạo ra động lực phấn đấu trong hoạt động NCKH của CBGV và nâng cao nhận thức, trách nhiệm với công việc được giao. Việc xây dựng kế

92

hoạch kiểm tra, đánh giá là việc làm có tính dân chủ trong việc quản lý chất lượng NCKH.

Hoạt động NCKH của CBGV rất đa dạng và phong phú, sự đa dạng đó thể hiện trước những yêu cầu, đòi hỏi của công cuộc đổi mới giáo dục đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Các nội dung hoạt động NCKH của CBGV có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong đó nghiên cứu khoa học ứng dụng, nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu khoa học giáo dục. Vì thế tăng cường công tác quản lý NCKH có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho đội ngũ CBGV thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra.

Tăng cường công tác quản lý NCKH thông qua kiểm tra, đánh giá còn góp phần điều chỉnh kịp thời những hạn chế cũng như sai phạm, chậm trễ của đội ngũ CBGV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, tăng cường công tác quản lý NCKH của CBGV còn giúp đội ngũ cán bộ quản lý đánh giá chính xác năng lực chuyên môn của từng người.

3.2.4.2. Nội dung giải pháp

Đoàn kiểm tra được thành lập do chủ tịch Hội đồng Khoa học ra quyết định căn cứ đề xuất của Phòng Giáo vụ. Các thành viên trong đoàn cần nắm những nội dung hoạt động quản lý NCKH được cụ thể hóa bằng những bước như sau:

- Nắm chắc được mục tiêu, nội dung, hoạt động, chương trình, kế hoạch hoạt động, tiến độ và xác định được các mục đích yêu cầu, các nội dung cơ bản của từng đề tài.

- Nâng cao nhận thức, tạo được hứng thú, phát huy tính sáng tạo, tinh thần tự nghiên cứu, giúp CBGV tư duy và nhận thức đúng về nhiệm vụ được giao.

93

phân bố thời gian hợp lí theo nội dung của từng giai đoạn, tránh tình trạng làm đối phó, nhận nhiệm vụ để đó đến khi gần báo cáo tập trung làm, như vậy đề tài thực hiện không mang lại hiệu quả, xuyên suốt.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Biện pháp 1: Kiểm tra theo định kỳ

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra

Căn cứ kế hoạch năm học, kế hoạch nghiên cứu khoa học Phòng Giáo vụ lập kế hoạch kiểm tra 2 lần trong thời gian sau khi ký hợp đồng. Đối với công tác chuyên môn nói chung và công tác NCKH nói riêng cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra rõ ràng báo cáo Ban Giám hiệu. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả càng chặt chẽ thì hiệu quả trong quản lý, chất lượng trong nghiên cứu càng được nâng cao. Muốn các đề tài thực hiện đúng, đủ, chất lượng thì Ban Giám hiệu nhà trường cần phân công một người phụ trách, giám sát và giỏi về công tác NCKH điều hành. Từ đó phát huy được tinh thần trách nhiệm cao.

* Triển khai kiểm tra

Đối với việc triển khai thông qua các thông báo, yêu cầu báo cáo của từng đề tài (theo mẫu), các thành viên trong đoàn kiểm tra thẩm định tính chính xác của các chủ nhiệm đề tài thông qua nhiều hình thức.

Căn cứ vào bản báo cáo chi tiết phần công việc đề tài đã thực hiện của chủ nhiệm đề tài, đảm bảo đầy đủ thủ tục hành chính. Đoàn kiểm tra lập báo cáo gửi Chủ tịch Hội đồng khoa học biết để theo dõi và chỉ đạo.

Căn cứ phỏng vấn trực tiếp, cần thiết yêu cầu chủ nhiệm đề tài chứng minh tính đúng đắn của báo cáo.

Việc thực hiện kiểm tra phải mang tính khách quan, không mang tính chủ quan, trù dập của một cá nhân

94

Trong bản báo cáo phải đảm bảo tính trung thực căn cứ kết luận của trưởng đoàn kiểm tra những kết quả đã được chủ nhiệm đề tài báo cáo. Kết quả báo cáo phải được đưa vào đánh giá trong quá trình bình xét thi đua, kết quả thực hiện nhiệm vụ và tổng điểm của đề tài khi nghiệm thu.

Biện pháp 2: Kiểm tra đột xuất

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra

Căn cứ kế hoạch năm học, kế hoạch nghiên cứu khoa học và kế hoạch kiểm tra định kỳ Phòng Giáo vụ lập kế hoạch kiểm tra đột xuất trong thời gian sau khi ký hợp đồng. Kế hoạch kiểm tra mang tính khách quan, có các thành viên kiểm tra chéo nhau, có thể kiểm tra nhiều đợt, mỗi đợt một số đề tài.

Tuy là kế hoạch đột xuất nhưng có sự thống nhất, được sự đồng ý của Hội đồng Khoa học nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo tính nguyên tắc:

Một là: Không trùng lắp với các lần kiểm tra định kỳ Hai là: Không kiểm tra sát ngày đánh giá nghiệm thu

Ba là: Có thể kiểm tra bất kỳ khâu nào trong quá trình thực hiện đề tài như: thí nghiệm, thực nghiệm, mô phỏng hay kiểm tra thủ tục hành chính

* Triển khai kiểm tra

Đối với việc triển khai: Thông báo, cho Phòng, Ban (chủ quản), chủ nhiệm đề tài trước 01 buổi, có thể báo cáo trực tiếp, bằng văn bản hoặc mô phỏng, thí nghiệm nếu đoàn kiểm tra yêu cầu. Đoàn kiểm tra thẩm định tính chính xác của các chủ nhiệm đề tài thông qua nhiều hình thức, ưu tiên ý kiến của chuyên gia mời tham dự đoàn kiểm tra.

Căn cứ kết quả kiểm tra đoàn kiểm tra lập báo cáo gửi Chủ tịch Hội đồng khoa học biết để theo dõi và chỉ đạo.

Căn cứ phỏng vấn trực tiếp, cần thiết yêu cầu chủ nhiệm đề tài chứng minh tính đúng đắn của báo cáo.

95

Việc thực hiện kiểm tra phải mang tính khách quan, không mang tính chủ quan, trù dập của một cá nhân

* Tổng hợp, báo cáo kết quả

Trong bản báo cáo phải đảm bảo tính trung thực căn cứ kết luận của trưởng đoàn kiểm tra những kết quả đã được chủ nhiệm đề tài báo cáo. Kết quả báo cáo phải được đưa vào đánh giá trong quá trình bình xét thi đua, kết quả thực hiện nhiệm vụ và tổng điểm của đề tài khi nghiệm thu. Ngoài ra kết quả kiểm tra được thông báo rộng rãi bằng văn bản đăng trên thông tin nội bộ của đơn vị và gửi cho chủ nhiệm đề tài biết căn cứ thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Hội đồng Khoa học.

* Điều kiện thực hiện giải pháp

Nhà trường thống nhất chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm phát huy tính chủ động tích cực cho các thành viên. Mặt khác từ đây nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ CBGV tham gia vào công tác NCKH vì công tác NCKH phải mang tính nghiêm túc, gian khổ nhưng cực kỳ khoa học.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)