2.1. Khái quát về Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn
2.1.1. Lịch sử xây dựng phát triển của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn Sầm Sơn
Hiện nay, nước ta có trên 85 triệu người, với 54 dân tộc anh em; trong đó, có 53 DTTS và khoảng 25 triệu đồng bào dân tộc, tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và Tây Nguyên. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhất là trong hai cuộc kháng chiến cứu nước gần đây, nhiều địa phương miền núi là căn cứ địa kháng chiến bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ cách mạng, góp phần đặc biệt quan trọng trong công cuộc giải phóng đất nước.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng và công lao to lớn của đồng bào các DTTS đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ lâu Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS, nhằm thu hẹp khoảng cách tụt hậu giữa miền núi so với đồng bằng, giảm bớt sự chênh lệch về mọi mặt giữa các dân tộc, nhất là sự tụt hậu về mặt bằng dân trí. Trong báo cáo chính trị Đại hội IX, Đảng đã chỉ rõ: “Thực hiện tốt chính sách dân tộc, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển;... Chăm lo đời sống vất chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc” [17].
Thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn. Cùng với việc đầu tư xây dựng hệ thống các trường phổ thông DTNT, Bộ GDĐT cũng đã mở
43
các lớp dành riêng cho hệ cử tuyển tại một số trường đại học, cao đẳng và các Trường DBĐH dân tộc. Việc thực hiện chế độ cử tuyển nhằm giải quyết yêu cầu cấp thiết về cán bộ người DTTS ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển KTXH, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh, quốc phòng cho miền núi.
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn (Thanh Hoá): Thành lập theo Quyết định số 3885/QĐ-BGD&ĐT-TCCB, ngày 24 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Trường có chức năng bồi dưỡng dự bị đại học cho học sinh các dân tộc thiểu số thuộc bảy tỉnh Bắc Trung bộ (từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra đến tỉnh Ninh Bình); Bồi dưỡng văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Các tỉnh thuộc khu vực tuyển sinh đào tạo DBĐH dân tộc gồm: Tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Quy mô đào tạo DBĐH dân tộc của Trường giai đoạn 2010 đến 2020 từ 800 đến 1.000 học sinh/năm.
- Quy mô bồi dưỡng, liên kết đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội: 1.000 – 1.500 sinh viên, học viên cao học/năm.