Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn một cách bài bản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 85)

II. Diện tích xây dựng sàn

3.2.3. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn một cách bài bản

giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn một cách bài bản

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

86

động NCKH tại đơn vị phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ phát triển của Nhà trường

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học phải được phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị và phải hoàn thiện bộ máy quản lý giúp cho hoạt động được thuận lợi. Tổ chức phân công giao nhiệm vụ hợp lý cho chuyên viên, đội ngũ làm công tác quản lý NCKH. Bồi dưỡng năng lực NCKH, quản lý NCKH cho cán bộ giảng viên và chuyên viên trẻ.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Biện pháp 1: Củng cố Phòng, Ban chức năng quản lý nghiên cứu khoa học

Rà soát đội ngũ, phân công nhiệm vụ

Thường xây dựng mô hình tổ chức NCKH và quản lý NCKH phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của Nhà trường theo từng giai đoạn. Xem xét nội dung, nhiệm vụ bố trí nhân sự hợp lý, giao nhiệm vụ cụ thể quản lý NCKH cho các thành viên liên quan.

Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đơn vị chức năng

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ Nhà trường giao cho các đơn vị Phòng, Ban cụ thể hóa việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý NCKH trong năm tại đơn vị.

Đối với các đơn vị Phòng, Ban chức năng thực hiện một mảng công việc để hỗ trợ cho việc quản lý NCKH của trường phải đảm bảo thực hiện được trôi chảy. Các đơn vị hỗ trợ, phối hợp với nhau thực hiện các khâu trong quá trình quản lý: Phòng Giáo vụ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, hợp tác trong và ngoài đơn vị, bố trí giờ giảng cho cán bộ; Phòng Tài chính Quản trị chịu trách nhiệm về thanh quyết toán, hỗ trợ kinh phí; Phòng Tổ chức Hành chính chịu trách nhiệm quy hoạch nguồn cán bộ và đầu tư cơ sở

87

trang thiết bị; Hai Ban chuyên môn bố trí cán bộ và nhân sự cho việc thực hiện các đề tài được giao. Ngoài ra các đơn vị phải phối hợp để tính định mức cho từng cán bộ, thừa thiếu số giờ giảng, giờ nghiên cứu... Phân công, giao trách nhiệm cụ thể, hợp lý các nhiệm vụ KHCN mới thực hiện thành công, thể hiện văn hóa tổ chức quản lý NCKH trong nhà trường.

Xây dựng mô hình quản lý thích hợp với điều kiện của từng đơn vị. Bổ sung những đơn vị tổ chức còn khiếm khuyết. Nhà trường phân công thành viên trong Ban Giám hiệu phụ trách nhiệm vụ NCKH, ở mỗi đơn vị phân công cán bộ là thành viên trong Hội đồng khoa học nhà trường phụ trách theo dõi. Mỗi đơn vị cần có 01 cán bộ phụ trách về công tác NCKH để khi có kế hoạch, thông báo thì có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo và nhắc nhở các chủ nhiệm đề tài thực hiện đúng, đầy đủ yêu cầu.

Phân cấp chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban chức năng: quản lý khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế, hành chính, tài chính, quản trị thiết bị. Xác định rõ nội dung cần thực hiện của các Phòng, Ban và mối liên hệ hỗ trợ giữa các đơn vị đào tạo và NCKH trong trường.

Đánh giá triển khai thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá tình hình hoạt động và tính hợp lý của đơn vị cá nhân trong trường, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ triển khai NCKH. Kiểm tra xem xét nhận định tính hợp lý, sự phối hợp của nhiệm vụ các đơn vị được phân công. Phát hiện điều chỉnh phân công nhiệm vụ chưa phù hợp hoặc hoạt động không thông suốt, không hiệu quả. Xây dựng văn hóa tổ chức trong quá trình triển khai hoạt động NCKH tạo phong cách làm việc khoa học, hợp tác, tiện lợi cho người nghiên cứu

Điều chỉnh phân công nhiệm vụ

Xem xét điều chỉnh, luân chuyển phân công thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân trong đơn vị cho phù hợp tình hình thực tiễn của trường và

88

chuyên môn hóa cao cho hoạt động quản lý NCKH.

Biện pháp 2: Lập quy hoạch đội ngũ, thành lập nhóm nghiên cứu chuyên sâu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học

Rà soát đội ngũ, phân công nhiệm vụ

Bước này rất quan trọng xác định đúng số lượng, trình độ, thâm niên công tác, hoàn cảnh đưa vào quy hoạch bồi dưỡng. Xác định thời gian, nội dung, hình thức bồi dưỡng.

Xây dựng cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chất lượng đội ngũ của trường có đạt chuẩn sẽ phụ thuộc vào việc xây dựng cơ chế chính sách của trường. Cơ chế phải thông thoáng, tạo điều kiện để chiêu hiền đãi sĩ cho các nhà khoa học về các mặt: vật chất, tinh thần, môi trường, điều kiện học tập, làm việc và cống hiến

Bổ sung nguồn nhân lực tạo điều kiện thu hút nguồn lực NCKH cho Nhà trường. Nhân sự phải thu hút: đội ngũ giảng viên giỏi có tay nghề, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy; người có năng lực nghiên cứu, say mê và hướng dẫn đào tạo nguồn nhân lực trẻ.

Có cơ chế bổ sung nguồn nhân lực phải tạo điều kiện phát huy sức mạnh nội lực của nhà trường. Các đơn vị trong trường phải cùng thực hiện một mục đích chung nâng cao năng lực cho nghiên cứu và phục vụ cho bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Cơ chế tạo điều kiện để thu hút đội ngũ có trình độ từ cơ quan bên ngoài tham gia công tác và NCKH.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực NCKH

Nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở định hướng chiến lược về NCKH phục vụ cho đào tạo, thực tiễn KTXH, Nhà trường cần xây dựng định hướng phát triển cơ cấu đội ngũ về công tác NCKH. Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của trường về công

89

tác NCKH đáp ứng cho yêu cầu phát triển chung của đơn vị: quy mô, cơ cấu đội ngũ cho từng lĩnh vực công tác và cần có đội ngũ chuyên sâu.

Cần đầu tư có kế hoạch, có định hướng về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, tài lực, kinh phí hỗ trợ đề tài, hoạt động nghiên cứu, chế độ tiền lương thích hợp đối với các nhà khoa học.

Cần có dự án phát triển nguồn nhân lực ngắn hạn trong năm 5 dài hạn tầm nhìn sau 20 năm. Xây dựng chính sách sử dụng, thu hút nhân tài, các chuyên gia đầu ngành.

Lựa chọn cán bộ làm nghiên cứu, có kế hoạch bồi dưỡng, hỗ trợ về mọi mặt để họ yên tâm công tác, cống hiến. Ban đầu có thể phát triển theo bề rộng để tìm kiếm nhân tài khi đã đi vào ổn định thì phát triển theo mũi nhọn. Ngoài ra lớp tin học ngoại ngữ sẽ góp phần tăng cường nâng cao trình độ nghiên cứu.

Triển khai thực hiện

Căn cứ kế hoạch chung của của Nhà trường, kế hoạch của cá nhân, từng Phòng, Ban lên kế hoạch bố trí sắp xếp cán bộ, bố trí thời gian chính thức cho CBGV có thời gian học tập và NCKH.

Lập kế hoạch hình thành nhóm nghiên cứu, đội ngũ có trình độ cao, chuyên sâu đủ sức tham gia vào các chương trình, dự án NCKH cấp Bộ, thậm chí cấp Nhà nước. Xây dựng nhóm làm việc chuyên sâu theo ê kíp nhưng yêu cầu phải có cán bộ nòng cốt và cán bộ trẻ có năng lực được tuyển chọn kỹ lưỡng.

Thông qua hội đồng khoa học cấp trường đề xuất đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên xác định rõ thế mạnh và hướng đi. Các chủ nhiệm đề tài lựa chọn các thành viên có năng lực cho ê kíp của mình. Xây dựng đề cương dự án nghiên cứu để hội đồng khoa học nhà trường phê duyệt, cấp kinh phí thông qua hợp đồng nghiên cứu khoa học.

90

Biện pháp 3: Cử cán bộ tham gia học tập, giao lưu hợp tác và bồi dưỡng cán bộ trẻ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học

Lập kế hoạch, tìm hiểu nhu cầu

Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể và chuẩn bị kinh phí để các cán bộ đặc biệt cán bộ trẻ có thể tham gia vào các đợt tập huấn, hội thảo, hội nghị nghiên cứu khoa học.

Thăm dò, tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu của CBGV nhất là đội ngũ trẻ trong việc nâng cao năng lực NCKH và kỹ năng tổ chức hoạt động nghiên cứu. Xác định những mặt đội ngũ CBGV còn hạn chế trong việc tổ chức, thực hiện đề tài, dự án.

Tìm hiểu, cập nhật những chuyên đề, kiến thức khoa học mới về giáo dục phổ thông, giáo dục dân tộc để phổ biến kịp thời cho CBGV.

Chuẩn bị kế hoạch bồi dưỡng

Nội dung bồi dưỡng cho CBGV bao gồm tên chuyên đề, phương pháp NCKH mới, chuyên sâu, các văn bản thủ tục để tiến hành triển khai nghiên cứu… mời báo cáo viên là chuyên gia trong và ngoài nước am hiểu về phương pháp NCKH, có nhiều thông tin mới về NCKH và công nghệ rộng và sâu về một lĩnh vực.

Xác định đối tượng bồi dưỡng cần chọn thời gian thích hợp kết hợp bồi dưỡng tại đơn vị như: tổ chức các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, viết bài, tham dự hội thảo, cử đi đào tạo nâng cao trình độ (thạc sĩ, nghiên cứu sinh). Đặc biệt những hội thảo khoa học, seminar chuyên đề, các lớp học bồi dưỡng ngắn ngày, cán bộ trẻ có thời gian giao lưu, học hỏi, nắm bắt những nét mới, học tập thành công mà đơn vị bạn đang có về chắt lọc áp dụng vào đơn vị mình.

Bố trí, giao nhiệm vụ nghiên cứu cho cán bộ được cử đi tham dự

91

cán bộ được cử tham dự thấy đó là vinh dự cũng là trách nhiệm, mặt khác họ có kế hoạch bố trí công việc cá nhân tham dự. Tùy từng hình thức, nội dung học tập, bồi dưỡng, trình độ CBGV được cử đi tham dự có báo cáo kết quả, giao nhiệm vụ, rút kinh nghiệm cụ thể để áp dụng thực tế tại đơn vị.

Báo cáo kết quả, thanh toán kinh phí

Sau khi kết thúc lớp học, hội thảo cán bộ tham dự phải trình các giấy tờ có liên quan như bằng cấp, chứng chỉ… ngoài ra còn phải có báo cáo cụ thể đúc rút kinh nghiệm thực tế, phương pháp, hình thức có thể áp dụng tại đơn vị được hay không. Nhằm mục đích giúp CBGV ý thức được trách nhiệm và những lớp học, tập huấn không mang tính hình thức.

Tùy thời gian, địa điểm, hình thức lớp học, kinh phí, phụ phí nhà trường có thành toán kinh phí theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cần linh hoạt hơn trong những trường hợp đặc biệt như tiền tài liệu, đi lại, ăn ở những nơi đắt đỏ cao hơn so với quy chế hiện hành tránh tình trạng đi học tập phải tự bỏ kinh phí.

* Điều kiện thực hiện giải pháp

Nhà trường thống nhất chỉ đạo tăng cường chất lượng đội ngũ. Xây dựng kế hoạch, đầu tư kinh phí lâu dài. Xác định đúng đối tượng, nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và NCKH để CBGV thực sự nâng cao được năng lực của chính mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)