Đánh giá thực trạng nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 58)

II. Diện tích xây dựng sàn

2.2.4.Đánh giá thực trạng nghiên cứu khoa học

2.2.4.1. Đánh giá cơ cấu loại hình đề tài.

Kết quả bảng 2.6 về loại hình nghiên cứu cơ bản ở thứ bậc 1 và điểm trung bình đạt khá 3.12, nghiên cứu triển khai thứ bậc thấp nhất và điểm mức độ trung bình 2.55. Có 35% ý kiến cho rằng nghiên cứu cơ bản đạt loại tốt 17% cho trung bình và 2.5% cho là yếu. Về nghiên cứu triển khai 12.8% cho là mức yếu. Nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục cho thấy các đề tài tập trung chính vào phương pháp dạy học sau đó là đến viết giáo trình và xây dựng ngân hàng câu hỏi cuối cùng là nghiên cứu chuyên sâu. Điều này cho thấy đầu tư cho nghiên cứu giáo dục về lĩnh vực chuyên sâu chưa được quan tâm đúng mức. Lãnh đạo các Phòng, Ban cho thấy chưa quan tâm đúng mức trong việc đầu tư, động viên chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng để áp dụng vào sản xuất.

2.2.4.2. Đánh giá cơ cấu lĩnh vực đề tài

Điểm đánh giá cơ cấu lĩnh vực đề tài NCKH ở mức khá 2,5 < 2,55 - < 2,99 < 3,5. Về lĩnh vực nghiên cứu tự nhiên đánh giá thứ bậc 1, 30,2% cho là tốt và 6,9% loại yếu. Tuy nhiên, đề tài về “Công nghệ dạy học” thứ bậc 5 thấp nhất, xấp xỉ mức trung bình. Mức độ đánh giá loại hình nghiên cứu về “Phương pháp giảng dạy” ở khá mức khá (2,96) thứ hạng 2.

Nội dung Mức độ (%) Điểm

TB Thứ Thứ hạng Tốt Khá TB Yếu Loại hình Khoa học cơ bản 21,6 43,6 28,1 6,7 2,79 2 Khoa học ứng dụng 35,0 45,0 17,5 2,5 3,12 1

59

Nghiên cứu triển khai 15,8 45,6 33,3 5,3 2,55 3

Lĩnh vực

Tự nhiên 30,2 45,8 17,2 6,9 2,99 1

Xã hội 27,4 43,4 22,4 6,7 2,91 4

Giáo dục 25,7 47,4 22,9 4,0 2,94 3

Phương pháp giảng dạy 26,7 48,5 19,7 5,1 2,96 2 Công nghệ dạy học 14,3 39,7 32,9 13,2 2,55 5

Bảng 2.9: Đánh giá về chất lượng NCKH của nhà trường

Kết quả NCKH được lãnh đạo các trường nhìn nhận, đánh giá như sau: Trong nghiên cứu các trường có hạn chế khác nhau: Những đề tài trọng điểm, chưa thu hút được GS. TS tập thể nghiên cứu đầu tư cho đề tài. Chưa có đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ.

Tuy nhiên, chất lượng các công trình NCKH chưa cao. Các đề tài NCKH về giáo dục thường chỉ dừng ở đánh giá thực trạng hoặc chỉ ở mức thực nghiệm bước đầu, chưa có đề tài nào đăng ký triển khai và ứng dụng trực tiếp vào thực tiễn. Các đề tài nghiên cứu chưa đón đầu cho vấn đề bức xúc đối với giáo dục hoặc có đề tài thời điểm xét duyệt mang tính thực tiễn, nhưng thời điểm triển khai thực hiện hoặc nghiệm thu thì gặp trở ngại hoặc những giải pháp đề xuất không còn tác dụng đóng góp cho những văn bản trong ngành. Đề tài như trên gây lãng phí công sức, tiền của tạo khó khăn trong quản lý.

Đánh giá về chất lượng và hiệu quả NCKH giáo dục: Bên cạnh những thành tựu, nước ta vẫn còn thể hiện nhiều yếu kém và bất cập. Trong các nguyên nhân của sự yếu kém và bất cập đó có nguyên nhân về sự chú trọng chưa đúng mức và hiệu quả còn thấp của NCKH giáo dục.

Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề tổ chức và quản lý công tác NCKH ở một trường. Theo tôi nghiên cứu lĩnh vực sư phạm

60

từ phổ thông đang còn rất nhiều hạn chế. Vai trò trường thực hành trong trường chưa được quan tâm đúng mức để áp dụng nghiên cứu phương pháp giáo dục mới một cách hiệu quả. Tiến độ thời gian xét cấp kinh phí của Bộ chưa hợp lý. Ngoài ra việc kết hợp NCKH với đào tạo trình độ cao, chưa thành lập được các nhóm nghiên cứu chuyên sâu.

Số công trình công bố hàng năm tuy nhiều (so với cán bộ, giảng viên) nhưng không đồng đều. Số bài báo công bố trên tạp chí quốc tế chưa nhiều, các bài báo về khoa học xã hội còn ít.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 58)