KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 105 - 109)

II. Diện tích xây dựng sàn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với mục đích nghiên cứu lý luận và thăm dò thực tiễn nhằm đưa ra giải pháp quản lý nâng cao chất lượng NCKH ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, luận văn đã đạt một số kết quả thể hiện qua một số nhận định và đề xuất sau:

1. Kết luận

Nghiên cứu khoa học trong hệ thống trường Đại học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển khoa học và nâng cao cuộc sống góp phần phát triển KTXH. NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của CBGV trong trường. Vì vậy, việc quản lý tốt NCKH ở trường Đại học nói chung và Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn nói riêng sẽ góp một phần vào hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và nâng cao chất lượng đội ngũ của CBGV thuộc hệ thống trường Đại học.

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, kinh nghiệm của một số nước trong quản lý NCKH từ nhiều khía cạnh khác nhau để khẳng định tầm quan trọng của công tác quản lý NCKH cần: nâng cao nhận thức cho CBGV, xây dựng định mức nghiên cứu khoa học phù hợp với từng chức danh, tổ chức hoạt động nghiên cứu, thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động và đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả trong quản lý. Đây là một trong những yếu tố then chốt để nhà trường xem xét, quản lý tốt

Quản lý NCKH để đảm bảo chất lượng công trình nghiên cứu là nhiệm vụ trong khuôn khổ luận văn. Chỉ có xác định đúng hướng công tác triển khai quản lý tốt nội dung NCKH, các điều kiện hỗ trợ cho nghiên cứu mới có những công trình chất lượng phục vụ đào tạo, nghiên cứu và sản phẩm của nó mới có giá trị phục vụ đổi mới GDĐT và phát triển KTXH một cách có hiệu quả.

106

giá chất lượng đề tài NCKH và quy trình công tác quản lý đề xuất cơ sở lý luận, đề tài khảo sát thực tế ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn cho thấy bức tranh thực trạng về quản lý NCKH. Trong đó Đảng, Nhà nước đã có những chính sách chủ trương, quy định cụ thể về hoạch định chiến lược KHCN, các văn bản quy định của Bộ GDĐT về tổ chức NCKH. Cần phải có nhận thức đúng đắn về NCKH từ đó mới đưa ra những giải pháp triển khai công tác này một cách đồng bộ, cân đối, phù hợp để đổi mới GDĐT. Tuy nhiên ở trường chưa kịp thời xây dựng văn bản quản lý NCKH, chế độ hỗ trợ, quy trình thực hiện đề tài, việc thông tin, kiểm tra thường xuyên hoạt động nghiên cứu đối với CBGV. Công tác NCKH nói chung và chất lượng công trình nghiên cứu nói riêng còn nhiều mặt hạn chế. Nguyên nhân chính từ khâu quản lý định hướng nghiên cứu, chưa quan tâm đúng mức đến chuyển giao kết quả NCKH ở trường vào thực tiễn. Ngoài ra về phía CBGV còn trở ngại về thời gian, thiếu kinh phí, năng lực thực hiện, điều kiện, phương tiện, các giải pháp chưa đồng bộ nên tính khả thi chưa thật sự bền vững.

2. Kiến nghị

Một trường chỉ mạnh chỉ khi thực hiện tốt đồng bộ ba nhiệm vụ: đào tạo, NCKH và dịch vụ. Chính vì vậy, từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đề nghị một số công việc cụ thể như sau để nâng cao chất lượng đề tài, hiệu quả trong quản lý hoạt động NCKH.

* Đối với Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GDĐT cần sớm có cơ chế, chính sách đầu tư riêng về NCKH và công nghệ cho đặc thù trường DBĐH cả về kinh phí, cơ sở vật chất. Mạnh dạn giao kinh phí và trách nhiệm tổ chức NCKH, hội nghị, hội thảo.

Bộ cần cấp cho Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn mã số đề tài NCKH để Nhà trường có thể chủ động tham gia đề tài NCKH cấp Bộ trở lên. Vì năng lực NCKH, tổ chức hội nghị, hội thảo lớn đã được chứng minh trong những năm gần đây, thành công từ hội thảo “Quản lý dạy học ở Trường Dự bị Đại học” hay “Ứng

107

dụng công nghệ thông tin vào quản lý dạy học ở Trường Dự bị Đại học” đặc biệt sự tin tưởng của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo với trường trong việc giao trực tiếp soạn thảo, bảo vệ đề cương chi tiết 11 môn học giành cho DBĐH, hay nghiên cứu đề nghị chỉnh sửa thông tư 41/2013/TT-BGDĐT về quy chế hoạt động của trường Dự bị Đại học.

Xây dựng chuẩn đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động NCKH và chất lượng của đề tài NCKH.

Bộ cần có quyết sách chỉ đạo việc hội nhập, giao lưu trong và ngoài nước, hội thảo, hội nghị chuyên đề. Cần chỉ đạo sát sao hơn nữa trong quản lý đề tài, loại hình nghiên cứu, cần có liên kết, đánh giá lẫn nhau giữa các trường, các đề tài.

* Đối với Nhà trường

Thống nhất trong lãnh chỉ đạo về xây dựng kế hoạch chiến lược NCKH theo đúng quy trình. Triển khai nội dung thực hiện đồng bộ và đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch chiến lược về NCKH một cách đồng bộ, liên tục.

Hoàn thiện hệ thống các văn bản về quản lý NCKH, đề tài cấp cơ sở (cấp trường): Quy định cơ chế phối hợp giữa các cá nhân trong và ngoài đơn vị, đặc biệt phối hợp giữa trường với các viện nghiên cứu. Cần xây dựng quy chế hỗ trợ cán bộ tham gia nghiên cứu: viết bài, thực hiện đề tài, hướng dẫn cán bộ trẻ tham gia bảo vệ thành công luận án tiến sĩ… Xây dựng ban hành quy định nhiệm vụ NCKH của giảng viên đảm bảo 30% số giờ trong hoạt động NCKH đồng thời đi theo nó là đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm.

Quy hoạch đội ngũ cán bộ NCKH cần được quan tâm, đầu tư đúng mức để tạo cho Nhà trường có đội ngũ các nhà khoa học mạnh về chuyên môn, đủ về số lượng. Tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cán bộ nâng cao trình độ phát huy năng lực của mình trong NCKH và đào tạo.

108

chuyên môn.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực NCKH cho cán bộ trẻ, khuyến khích, sớm phát hiện bồi dưỡng cho những cán bộ có năng lực thực sự. Cần có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo bồi dưỡng họ thành những cán bộ có năng lực thực sự, có thể đảm nhận được nhiệm vụ dẫn dắt và nghiên cứu chuyên sâu.

Hội đồng Khoa học cần có sinh hoạt định kỳ, có chủ điểm, theo chuyên đề để góp ý tư vấn cho trường những định hướng NCKH trọng tâm, trọng điểm hàng năm hoặc theo giai đoạn.

Nhà trường cần tổ chức đánh giá định kỳ kết quả NCKH và quản lý NCKH, có hình thức khen thưởng với những cán bộ nhiệt tình tham gia nghiên cứu, nghiên cứu có hiệu quả để chất lượng của hoạt động này ngày càng hiệu quả.

Xây dựng, bồi dưỡng về quản lý NCKH đối với cán bộ các Phòng, Ban chức năng để thực hiện đồng bộ nhiệm vụ trong NCKH.

Quản lý chặt chẽ xây dựng kế hoạch chuyên môn, NKCH, bồi dưỡng cán bộ ở Ban, xây dựng tổ chuyên môn mạnh, theo dõi quản lý nội dung, chất lượng khoa học, các nhiệm vụ NCKH; tổ chức sinh hoạt chuyên môn hỗ trợ cán bộ trong quá trình nghiên cứu.

109

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 105 - 109)