II. Diện tích xây dựng sàn
2.4.2. Nguyên nhân về tài chính và quản lý
Kinh phí đầu tư cho NCKH còn mức quá thấp, thậm chí phập phù (năm có năm không, năm nhiều, năm ít). Chiến lược chậm đổi mới của các nhà quản lý và kinh phí gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện, các đề tài nhận kinh phí chỉ mang tính hỗ trợ.
Ngân sách giành cho NCKH được rót về và chia đều cho các đề tài (cấp cơ sở) rất ít. Trong một số trường hợp kinh phí duyệt cấp thường được ấn định theo ý chí chủ quan của cấp có thẩm quyền mà ít hoặc không quan tâm đến nhu cầu thực tế khách quan. Với tâm lý tiền ít chủ yếu CBGV làm NCKH chủ yếu xác định làm cho qua, làm để cho tính đủ định mức và lấy thi đua khen thưởng cuối năm chứ không tính chất đầu tư hay tâm huyết. Nếu trong trường hợp dồn hết tâm huyết, đầu tư kinh phí sẽ bị lỗ. Chính vì thế tuy không ít, kinh phí chi cho NCKH là không nhỏ nhưng do các đề tài manh mún, nhỏ
69
lẻ nên chưa phát huy hết được giá trị cũng như hiệu quả khoa học. Ví dụ như Bộ GDĐT giao cho các trường xây dựng đề cương chi tiết 11 môn học được chia đều cho các trường, nhưng mỗi trường mỗi ý, đặc thù vùng miền, nặng phần này, nhẹ phần khác không mang tính chất bao quát phổ cập chung. Mặt khác các trường có ý chủ quan làm cho xong, thẩm định qua loa rồi báo cáo Bộ GDĐT. Nhưng khi thẩm định, phản biện không đạt lại trả về cho các đơn vị yêu cầu lên, xuống song chất lượng không đạt yêu cầu. Đến khi Bộ GDĐT ấn định giao cho Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn với tinh thần làm việc nghiêm túc khẩn trương trong 2 tháng đã hoàn thành mang phản biện, chỉnh sửa và lưu hành. Từ đó thấy được tính khoa học của đề tài không cao, cách quản lý KHCN mang tính chủ quan duy ý chí.