Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 32)

khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc

Quản lý NCKH cũng như quản lý giáo dục, quản lý NCKH cũng bao gồm quản lý nhà nước về NCKH (cấp độ hệ thống vĩ mô) và quản lý nhà trường về NCKH (cấp độ cơ sở, vi mô). Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, NCKH là các cơ quan nhà nước thực hiện công quyền để quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ có phạm vi rộng trong toàn xã hội.

Có thể hiểu quản lý nhà nước về KHCN và NCKH là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ KHCN trong toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu KHCN và NCKH quốc gia.

Quản lý nhà nước như một hệ thống, thì quản lý nhà nước về NCKH công nghệ và NCKH là một hệ thống bao gồm thể chế, cơ chế quản lý KHCN và NCKH. Tổ chức bộ máy KHCN, NCKH và đội ngũ công chức các cấp. Ba bộ phận này có mối liên hệ, tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau trong quá trình vận hành, tác nghiệp.

Trong quá trình quản lý NCKH ở Trường DBĐH cần phải đảm bảo quyền tự chủ và tính trách nhiệm của trường. Nhà trường phải chủ động trong xây dựng kế hoạch hoạt động theo mục tiêu nghiên cứu. Trước kia, nước ta có nền kỹ thuật vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, dẫn tới quan liêu bao cấp với cơ chế xin cho và kéo theo chất lượng thấp, hiệu quả quản lý đạt được không cao. Ngày nay, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước cổ phần hóa, thông thoáng trong kinh doanh, minh bạch trong vốn, hàm lượng chất xám đòi hỏi tính hiệu quả trong quản lý và tối ưu kết quả đem lại. Nên NCKH của nền giáo dục cũng phải thay đổi theo nếu muốn tồn tại, phát triển.

33

Nguồn kinh phí giành cho NCKH không được bao cấp nhiều như trước, hiện nay theo mục tiêu chung tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Nhà trường cần phải chủ động hơn trong hoạt động NCKH để có chất lượng sản phẩm tối đa, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu để các sản phẩm đa dạng, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu người sử dụng mang lại giá trị thật. Để được tự chủ nhà trường phải không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý và xã hội. Tự chủ phải gắn liền với nghĩa vụ, chịu trách nhiệm chính bản thân đội ngũ tham gia NCKH trước pháp luật, đơn vị đặt hàng.

Trong nền kinh tế thị trường mọi thứ là hàng hóa, kể cả sức lao động và chịu tác động của các quy luật của nền kinh tế thị trường. Cơ sở giáo dục thuộc “doanh nghiệp tri thức đặc biệt” tạo ra sức lao động trình độ cao, cũng phải tuân theo các quy luật của cơ chế thị trường.

Trong quá trình tổ chức nâng cao chất lượng, chất lượng nghiên cứu và hiệu quả trong quản lý. Những sản phẩm này cũng phải đảm bảo thỏa mãn 4 tiêu chí: Có chất lượng cao là sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thị trường về tính khoa học, thực tiễn, có giá trị về mặt khoa học, kỹ thuật; Mang lại hiệu quả cao là nguồn lực đầu tư tạo thành phẩm ít nhưng giá trị sử dụng cao, phù hợp nhu cầu xã hội và giáo dục; Có hiệu suất cao là đảm bảo tính kỹ thuật, khai thác triệt để nguồn lực và công bằng xã hội là bình đẳng về điều kiện nâng cao trình độ, học hỏi, giao lưu trong NCKH.

Để tồn tại, phát triển thì yêu cầu trước mắt là cần thay đổi cách quản lý hay nói cách khác là thay đổi cách làm NCKH. Nếu muốn mang lại hiệu quả cao phải xây dựng được đội ngũ đủ mạnh, có quy trình nghiên cứu để sản phẩm đưa ra ít lỗi nhất và phải được thị trường chấp nhận.

34

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 32)