Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 63 - 67)

II. Diện tích xây dựng sàn

2.3.3.Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.

của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.

2.3.3.1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học

Qua báo cáo theo giai đoạn, kế hoạch NCKH hàng năm cho thấy Nhà trường đã bám sát định hướng của Bộ GDĐT, Bộ KHCN đồng thời phù hợp với thực tế tại đơn vị. Mức độ thực hiện NCKH tùy thuộc vào nhiệm vụ của các Phòng, Ban, của cán bộ. Trong quản lý NCKH đã từng bước triển khai thực hiện những quy định quản lý KHCN của Nhà nước, của Bộ GDĐT. Trên thực tế có Nhà trường đã xây dựng được quy chế riêng về quản lý NCKH, trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của Bộ GDĐT và góp phần đẩy mạnh các công tác nghiên cứu. Quy trình đăng ký, triển khai thực hiện và nghiệm thu đề tài nghiên cứu được quản lý sát sao.

Bảng 2.10: Đánh giá quản lý NCKH của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn

Quy trình quản lý NCKH

TB theo đánh giá của CBGV

TB theo đánh giá của cán bộ quản lý Trường Phòng, Ban Tổ Trường Phòng, Ban Tổ Lập kế hoạch NCKH 1. Xác định nhu cầu 2,77 2,70 2, 60 2,76 2,65 2,46 2. Thiết lập mục tiêu nghiên cứu 2,76 2,69 2, 61 2,68 2,60 2,41 3. Xác định chương trình chi tiết 2,67 2,62 2, 63 2,55 2,51 2,38

4. Đầu tư nguồn lực NC 2,52 2,46 2,40 2,43 2,33 2,21 5. Quy định thời gian thực

hiện 2,64 2,58 2,51 2,60 2,47 2,36

Tổ chức thực hiện

64 hiện 7. Huy động lực lượng NC 2,52 2,49 2,44 2,50 2,40 2,31 8. Hỗ trợ cho cán bộ thực hiện 2,49 2,43 2,38 2,44 2,39 2,33 9. Phân cấp trách nhiệm quản lý 2,59 2,54 2,46 2,55 2,46 2,36 10. Phối hợp các cá nhân trong NC 2,47 2,47 2,42 2,45 2,38 2,27 Lãnh đạo thực hiện 11. Có chế độ khuyến khích động viên 2,41 2,39 2,33 2,35 2,26 2,33 12. Nắm bắt thông tin, yêu

cầu NC 2,47 2,44 2,41 2,63 2,51 2,45

13. Tạo cơ chế phối hợp ở

đơn vị 2,53 2, 84 2,42 2,47 2,57 2,27

Kiểm tra và đánh giá

14. Xây dựng các tiêu chí giám sát NCKH 2,50 2,45 2,35 2,41 2,29 2,19 15. Có phương pháp đánh giá NCKH 2,48 2,46 2,38 2,40 2,33 2,33 16. Xem xét điều chỉnh kế hoạch NCKH 2,48 2,46 2,39 2,46 2,37 2,32

Cán bộ quản lý NCKH đã có sự tích cực, chủ động cải tiến quy trình quản lý, đề xuất, tư vấn góp phần làm tốt nhiệm vụ quản lý NCKH. Quy trình quản lý NCKH ngày càng hoàn thiện về trình tự, thủ tục và tiến độ.

Qua phân tích phiếu điều tra về lập kế hoạch nghiên cứu: “Xác định chương trình chi tiết” và “Đầu tư vào nguồn lực nghiên cứu” chỉ dao động ở mức độ đánh giá mức “trung bình”.

65

2.3.3.2. Triển khai thực hiện nghiên cứu khoa học

Trên cơ sở kế hoạch hóa được phê duyệt các đơn vị thực hiện triển khai đúng kế hoạch. Theo thế mạnh của trường việc triển khai kế hoạch hàng năm trọng tâm về hướng nghiên cứu, nhiệm vụ để các nhà khoa học có thể nghiên cứu phù hợp.

Nhà trường có văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch NCKH cho các đơn vị đơn vị huy động các lực lượng cho nghiên cứu. Hỗ trợ cho cán bộ thực hiện từng bước phân cấp quản lý. Phối hợp cá nhân trong nghiên cứu, Phòng Giáo vụ thực hiện hướng dẫn hồ sơ, theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời giải quyết các đề tài thực hiện tránh tình trạng chậm tiến độ.

Khâu tổ chức thực hiện trên bảng kết quả chúng ta thấy mức độ quản lý tại Phòng, Ban còn thấp hơn cấp trường. Theo đánh giá của cán bộ quản lý cho thấy “Phối hợp giữa các cá nhân trong nghiên cứu” ở cấp độ Phòng, Ban đạt mức trung bình 2,27<2,5 cũng là thấp nhất so với các tiêu chí khác. Qua thực tế quản lý chúng tôi nhận thấy việc phối hợp giữa các cá nhân trong nhóm thực hiện đề tài chưa tốt; chủ nhiệm đề tài chưa cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, các thành viên không biết nhiệm vụ của mình được phân công (tuy trong thuyết minh và các văn bản khác thể hiện đầy đủ). Qua điều tra so sánh về phân công, khi nghiệm thu các thành viên có tham gia nhưng chất lượng chưa cao. Trong quá trình theo dõi quản lý trong các buổi nghiệm thu thì phần lớn chỉ có chủ nhiệm đề tài báo cáo, không có các thành viên tham dự có ý kiến, hoặc có hỏi nội dung trả lời không sát, không trùng khớp với nội dung của đề tài. Điều này cho thấy vai trò, trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài với các thành viên chưa thực hiện nghiêm túc về quy định tổ chức nhóm nghiên cứu chưa chặt chẽ.

Hội đồng Khoa học nhà trường thực hiện tuyển chọn đề tài nghiên cứu, phân định các đề tài, có văn bản hướng dẫn triển khai đến các đơn vị. Quy

66

trình quản lý đề tài được quản lý nghiêm túc, bước đầu đi vào nề nếp. Trong giai đoạn này theo đánh giá thì triển khai thực hiện NCKH có thuận lợi và tồn tại như sau:

Tạo mối liên kết hữu cơ giữa các nhiệm vụ NCKH các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn các đề tài có hiệu quả.

Nhà trường đã xây dựng được quy định về quản lý NCKH cấp trường. Hàng năm đều xem xét, góp ý, bổ sung cho hoàn thiện, phù hợp với thực tế khi áp dụng. Quy trình quản lý đề tài tương đối chặt chẽ và hoàn thiện.

Quy trình quản lý NCKH của trường tương đối tốt, vì vậy hoạt động NCKH của trường đã triển khai khá đồng đều. Các văn bản quản lý NCKH cụ thể, quy trình rõ ràng thống nhất không để thất thoát, lãng phí.

Trường thực hiện theo quy định quản lý NCKH của Bộ GDĐT, công tác đi vào nền nếp nhưng cũng có những đánh giá trong quản lý triển khai chưa được tốt.

Thiếu cơ chế và hình thức quản lý, khuyến khích thích hợp để gắn kết đẩy nhanh hơn nữa việc phục vụ thực tiễn của các đề tài.

Chưa mạnh dạn giao đề tài độc lập cho CBGV, chưa thực hiện đúng thời gian nộp đề tài. Đặc biệt chưa tập hợp thành một nhóm để tạo thành mũi nhọn trong NCKH.

2.3.3.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học

Công tác quản lý đề tài các cấp hầu như chỉ thực hiện nhờ chính ở các khâu về quản lý hành chính đối với các đề tài, còn về mặt chuyên môn trong quá trình theo dõi tiến độ, đánh giá chất lượng đề tài thông qua nghiệm thu chưa thực sự chất lượng, hiệu quả. Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm chuyên môn, hội đồng Khoa học cấp Phòng, Ban. Thậm chí trong tổ bộ môn thiếu cán bộ đánh giá tăng cường công tác quản lý đánh giá về mặt phương pháp, phương hướng chung chứ không có chuyên môn sâu về đề tài.

67

Quy trình kiểm tra đánh giá đa số các bước đều có điểm trung bình, khi phỏng vấn cán bộ quản lý là Ban Giám hiệu về nguyên nhân trên cho rằng: Nhà trường chưa có văn bản quy định giờ NCKH trong hoạt động chuyên môn của giảng viên. Trường cần quy định về các nhiệm vụ NCKH phải đáp ứng yêu cầu phục vụ đổi mới nội dung bài giảng. Hàng năm giảng viên tham gia dạy đại học phải tham gia nghiên cứu, cập nhật những nội dung, kiến thức để bổ sung vào ¼ đơn vị học trình của bộ môn tham gia giảng dạy. Những nội dung nghiên cứu đó chính là cập nhật những yêu cầu đổi mới của thực tiễn phổ thông, nhu cầu của xã hội cũng như phát triển kinh tế… Đồng thời thông qua hoạt động nghiên cứu này CBGV mới có đề tài, định hướng nghiên cứu.

Tổ chức kiểm tra ở các đơn vị Phòng, Ban cũng chưa chủ động thực hiện, chưa đồng đều mà khi nào có sự nhắc nhở thì mới tiến hành. Việc kiểm tra công tác thực hiện đề tài trực tiếp là do Phòng Giáo vụ đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 63 - 67)