Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Trường Dự bị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 36 - 42)

động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc

1.4.3.1. Hệ thống văn bản pháp quy và cơ chế chính sách

* Hệ thống văn bản pháp quy

Nhà nước quản lý NCKH thông qua hệ thống Luật KHCN, về giáo dục. Nhà nước đưa những quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ đạo về KHCN phù hợp với thực tiễn của đất nước để định hướng, thúc đẩy phát triển nền giáo dục phù hợp với phát triển của nền KTXH theo đúng mục tiêu.

Các cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước (cấp vĩ mô) là Bộ KHCN và Môi trường, Bộ GDĐT là cơ quan đại diện cho Nhà nước thực thi chính sách về KHCN và NCKH. Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn (cấp vi mô) thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Nhà nước về phát triển KHCN và NCKH. Các cơ quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ ban hành những chỉ thị văn bản hướng dẫn phân cấp về quản lý NCKH để các cơ sở trong hệ thống giáo dục thực hiện chức năng NCKH của đơn vị đạt chất lượng và hiệu quả.

Thực hiện chỉ đạo đồng bộ từ Trung ương đến các cơ sở đào tạo về xây dựng thực hiện mục tiêu NCKH thể hiện tính thống nhất, đồng bộ trong quản lý. Việc chỉ đạo định hướng của Nhà nước về KHCN. NCKH trong trường đại học rất quan trọng, giúp các trường thực hiện được mục tiêu NCKH phục vụ cho phát triển GDĐT và KTXH.

* Cơ chế chính sách

Cơ chế, chính sách về NCKH là những quy định mang tính nguyên tắc về phương diện tổ chức, điều hành hoạt động, hướng dẫn, kiểm tra về NCKH và NCKH giáo dục của Bộ KHCN và môi trường, Bộ GDĐT về quy trình hoạt động và quản lý con người. Cơ chế quản lý là một phạm trù vận động tương tác giữa chủ thể và khách thể quản lý là sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành hệ thống quản

37

lý. Hệ thống này phải luôn luôn được quan tâm, mềm hóa, linh hoạt tạo hành lang pháp lý trong hoạt động KHCN nói chung và NCKH của trường Đại học nói riêng. Cơ chế quản lý về NCKH, NCKH giáo dục ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc được hiểu theo trạng động chứ không phải trạng thái tĩnh. Cơ chế quản lý NCKH được xem như là một hiện tượng đang chuyển động, thì cơ chế quản lý, nó không thể không đề cập tới con người vận hành nó. Con người là quan hệ giữa cục bộ với toàn bộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vận hành của cơ chế NCKH thì đội ngũ quản lý và CBGV vừa là đối tượng quản lý trong cơ chế, song vừa là chủ thể trong mỗi hoạt động nghiên cứu. Do vậy trong quá trình thực hiện quy định của cơ chế quản lý NCKH còn có những điều bất cập chưa phù hợp thì những chủ thể này cũng sẽ có đóng góp cho việc xây dựng hoàn thiện cơ chế.

Cần nhấn mạnh rằng cơ chế quản lý về NCKH chỉ có thể vận hành theo mục tiêu phát triển GDĐT do nhà nước quy định, khi mỗi thành tố trong đó phải phát huy được thế mạnh trong cơ chế. Nếu một trong số các thành tố tạo nên chất lượng hiệu quả trong NCKH không được kích thích, quan tâm đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu chung về phát triển NCKH. Quản lý có khả năng loại trừ các yếu tố không phù hợp.

1.4.3.2. Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học

Nhân lực NCKH có thể được định nghĩa “… là toàn bộ những người tham gia trực tiếp vào hoạt động KHCN trong một tổ chức hoặc dịch vụ. Số nhân lực này phải bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, cán bộ trung học kỹ thuật và nhân viên phụ trợ”. Khái niệm khoa học hay nhà khoa học cần được hiểu là những nhà nghiên cứu và những trợ lý nghiên cứu đang làm việc trong lĩnh vực KHCN xác định. Có hai loại nhân lực KHCN là chính nhiệm (full time staff) và kiêm nhiệm (part time staff). Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của các trường đều thuộc đội ngũ nhân lực KHCN kiêm nhiệm, thực hiện các hoạt động NCKH như một nhiệm vụ quan trọng bên cạnh và liên quan trực tiếp với nhiệm vụ chính trị chính yếu là

38

thực hiện công tác GDĐT của nhà trường.

Nhân lực NCKH trong trường Đại học có vai trò tiên quyết trong đảm bảo chất lượng NCKH là nguồn lực chất xám của các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu. Ở các trường đại học đội ngũ CBGV và cộng tác viên đóng vai trò chủ chốt trong việc quyết định chất lượng đào tạo và nghiên cứu tại đơn vị.

Nhân lực NCKH là các cá nhân, nhóm nghiên cứu, tổ chuyên môn, hội đồng khoa học. Số lượng và chất lượng đội ngũ quyết định những kế hoạch, mục tiêu, thực hiện các nghiên cứu và bảo đảm kết quả nghiên cứu đạt chất lượng. Nhà trường phải có kế hoạch sắp xếp, bố trí, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực nghiên cứu một cách cân đối theo từng nhóm, ngành… theo UNESSCO khẳng định “Chất lượng của một nền giáo dục không vượt quá tầm chất lượng những giáo viên làm việc cho nó”.

CBGV có năng lực chuyên môn cần phải nắm vững kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với ngành nghề. Chính vì vậy trong NCKH đòi hỏi người CBGV phải có năng lực NCKH, kỹ năng tổ chức, triển khai nghiên cứu và cần có nhận thức đúng đối với nhiệm vụ NCKH nói chung và NCKH giáo dục tại đơn vị nói riêng.

1.4.3.3. Điều kiện, phương tiện phục vụ nghiên cứu khoa học

* Tài chính

Nhà nước cần đầu tư kinh phí cho giáo dục trong đó có NCKH. Nguồn tài chính cho NCKH của các trường là nguồn kinh phí do ngân sách cấp. Đó là điều kiện tối cần thiết trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu. Hiện nay, các đề tài, dự án phải được đặt hàng và có địa chỉ ứng dụng.

Kinh phí hỗ trợ cho NCKH của trường được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, hợp đồng nghiên cứu triển khai các tổ chức doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư. Các trường tự cân đối và quản lý tốt nguồn kinh phí, tránh thất thoát và kích thích hỗ trợ được người tham gia, nghiên cứu đúng lúc, kịp thời tạo sự chủ động cho người nghiên cứu trong khoán kinh phí nghiên cứu.

39

* Cơ sở vật chất phục vụ NCKH

Nguồn lực vật chất cho NCKH bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất trang thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu… của trường và các cơ sở khác bên ngoài có thể huy động vào việc thực hiện các nhiệm vụ NCKH. Nguồn lực này mạnh là điều kiện tối cần thiết để các nhà khoa học thực hành, thử nghiệm. Nhà trường có kế hoạch nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất cho phù hợp, cần đa dạng để phù hợp với các loại hình nghiên cứu khác nhau.

Trong nghiên cứu về phương pháp giảng dạy cần người có phương tiện, đồ dùng dạy học tại các cơ sở để thực tập thực tế, thử nghiệm những phương pháp mới. Còn trong NCKH giáo dục về tâm, sinh lý học đòi hỏi việc triển khai nghiên cứu phải có thời gian, phương pháp chuẩn mực mang tính khách quan để nghiên cứu đạt chất lượng.

Điều kiện về thời gian trong NCKH rất quan trọng và cần thiết để CBGV triển khai nghiên cứu. Nhà quản lý cần quan tâm đến việc cân đối thời gian giữa nhiệm vụ bồi dưỡng DBĐH và NCKH một cách hợp lý tránh áp lực. Bản thân CBGV tự cân đối, có kế hoạch để tham gia nghiên cứu đưa những nội dung mới cập nhật vào bài giảng.

* Môi trường nghiên cứu

Môi trường NCKH nói chung bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần. Trước hết quản lý cần chăm lo về môi trường học thuật và bầu không khí tâm lý trong NCKH ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc. Môi trường NCKH mang nét đặc thù của một môi trường chuyên biệt.

Nhà trường cần bố trí cân đối thời gian giảng dạy với hoạt động nghiên cứu và các hoạt động khác của nhà trường để hạn chế việc dạy vượt giờ chuẩn gây ảnh hưởng đến thời gian nghiên cứu. Trường quan tâm đến môi trường sinh hoạt học tập gồm: sinh hoạt chuyên môn, tổ chức seminar, báo cáo chuyên đề, trao đổi thông tin. Đơn vị Phòng, Ban có kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ để

40

đội ngũ CBGV sinh hoạt, báo cáo kết quả nghiên cứu, đăng ký đề tài…

* Các điều kiện khác

Các điều kiện khác bao gồm Tác động của cơ chế thị trường, Nguồn lực thông tin, Quan hệ với các đối tác… Các điều kiện này tác động nhiều đến quản lý cũng như NCKH trong trường. Bởi cơ chế chính sách vận hành theo cơ chế thị trường luôn luôn linh hoạt đòi hỏi nhà trường phải thích ứng nhanh nhất là các đối tác nước ngoài. Mặt khác nguồn lực thông tin là quan trọng bởi tính lỗi thời của thông tin có thể đến bất kỳ lúc nào trong xã hội phẳng như ngày nay.

1.4.3.4. Điều kiện, phương tiện phục vụ nghiên cứu khoa học

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống pháp luật. Bộ KHCN và Môi trường, Bộ GDĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với NCKH ở trong trường. Công tác quản lý không trực tiếp làm ra chất lượng nghiên cứu nhưng nó tác động đến các yếu tố khác để các yếu tố này phát huy được hiệu quả sử dụng. Hiệu quả tổ chức hoạt động NCKH để người nghiên cứu có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH được giao.

Tóm lại: Trong quản lý NCKH ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc cần quan tâm đến 4 yếu tố chủ yếu trên có ảnh hưởng đến hoạt động NCKH để có các giải pháp quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng NCKH và hiệu quả trong quản lý.

Tiểu kết chương 1

Quản lý NCKH ở trường Đại học nói chung, ở Trường Dự bị Đại học nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng, được các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài nước quan tâm. Luận văn đã phân tích có hệ thống cơ sở lý luận về quản lý NCKH ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc. Vấn đề tổng quan nghiên cứu liên quan đến luận văn, chúng tôi đã hệ thống hóa tình hình nghiên cứu trong nước, nước ngoài và một số ý kiến quan niệm về NCKH, về quản lý NCKH. Tuy nhiên ở mức độ nông sâu, rộng hẹp khác nhau nhưng những ý kiến đó là cơ sở tốt cho luận văn đi sâu

41

phân tích các khái niệm rất cơ bản như khoa học, NCKH, quản lý, quản lý NCKH, hiệu quả, hiệu quả quản lý hoạt động NCKH, giải pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả NCKH.

Luận văn phân tích tính đặc thù NCKH và cách quản lý NCKH thực tế tại Nhà trường. Chúng tôi cũng mạnh dạn giới thiệu một số lý thuyết quản lý NCKH để vận dụng một cách có chọn lọc.

Những vấn đề lý luận trên đây làm cơ sở cho chúng tôi viết tiếp chương 2 và chương 3 của luận văn.

42

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)