Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 30 - 32)

bộ, giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc

Nghiên cứu chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo, nội dung bài giảng chi tiết, giáo trình, sách giáo khoa THPT. Trên cơ sở đó đối chiếu, so sánh với những nhiệm vụ cụ thể để đề xuất những vấn đề có liên quan đến chương trình, quy mô và hình thức đào tạo.

Nghiên cứu hệ thống tổ chức quản lý nhà trường, quản lý cán bộ trong và ngoài nước rút ra những bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.

Nghiên cứu lựa chọn tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình trên cơ sở hoàn chỉnh chương trình, bài giảng theo tinh thần đảm bảo mặt bằng bồi dưỡng dự bị đại học. Từ đây đề xuất hướng xây dựng tư liệu nhằm đổi mới phương pháp đào tạo nâng cao chất lượng và cập nhật thông tin. Mặt khác giáo trình giành cho hệ dự bị đại học chưa sát, một số môn đã hoàn thành nhưng chưa áp dụng đại trà.

Nghiên cứu nhu cầu thực tế, ngành nghề, lĩnh vực cần đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp không để lãng phí tiền của của nhà nước. Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, phát triển theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục song song với NCKH.

Nghị quyết số 29/NQ-TW đã một lần nữa khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” để làm được điều đó thể hiện trong nội dung của nghị quyết “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. NCKH giáo dục là thế mạnh trong NCKH của Trường Dự bị Đại học Dân tộc. Đối tượng NCKH là nghiên cứu giáo dục con người, chính vì vậy việc triển khai thực hiện đòi hỏi sự thận trọng, chính xác, lâu dài. Trong tổ chức triển khai nghiên cứu cần chú ý đến quá trình phát

31

triển tâm sinh lý, nhận thức và tình cảm con người.

NCKH giáo dục bắt buộc phải là một hoạt động có hệ thống nhằm đạt đến sự hiểu biết được kiểm chứng. Phương pháp nghiên cứu như quy nạp và diễn dịch chỉ là hai cách nhìn vào một quá trình liên tục, như là cách mô tả giai đoạn của quá trình tìm hiểu con người trong các công trình nghiên cứu. Nói nghiên cứu như là một hoạt động có hệ thống nhằm đạt đến sự hiểu biết, nhưng nó là sự hiểu biết được kiểm chứng. Phương pháp NCKH giáo dục thường thực hiện là nghiên cứu mô tả và nghiên cứu thực nghiệm.

NCKH giáo dục là nghiên cứu cơ sở lý luận về mẫu nhân cách chung hoặc về sự hình thành những mặt riêng biệt của nhân cách của học sinh mà nhà trường đạt tới qua quá trình đúc kết, tổng hợp trên cơ sở phương pháp luận NCKH giáo dục.

Loại hình nghiên cứu khoa học giáo dục:

- Nghiên cứu cơ bản: nhận thức mới về bản chất của các hiện tượng, sự vật, thể hiện trong thiên nhiên, xã hội, giáo dục (tâm lý học, giáo dục học, học sinh dự bị đại học…)

- Nghiên cứu ứng dụng: Tìm ra phương thức hành động, các quy trình, giải pháp (giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ ứng dụng) trên cơ sở khoa học phù hợp nhu cầu thực tiễn. Trực tiếp ứng dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học trong giáo dục và dự bị đại học.

- Nghiên cứu triển khai: nghiên cứu áp dụng các kết quả nghiên cứu hình mẫu khả thi trong NCKH của trường dự bị đại học áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, giáo dục và dịch vụ xã hội.

Tóm lại: Trong quản lý NCKH ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc cần quan tâm đến 4 yếu tố chủ yếu trên có ảnh hưởng đến hoạt động NCKH. Để có giải pháp quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quản lý tại Nhà trường.

32

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)