Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 95)

II. Diện tích xây dựng sàn

3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đạ

nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo điều kiện tốt cho công tác dạy - học và hoạt động NCKH của đội ngũ CBGV. Xây dựng môi trường học tập, lấy thế mạnh tri thức làm sức mạnh tiên phong để dám thực hiện công tác NCKH.

Trong sự vận động của các hoạt động KTXH, mỗi lĩnh vực riêng lẻ đều không chịu ảnh hưởng tương hỗ của các lĩnh vực có liên quan, phụ thuộc và môi trường của từng lĩnh vực đó. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị

96

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Môi trường NCKH ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn là làm sao giải toán bài toán NCKH trở thành một nhiệm vụ và chuyên nghiệp. Môi trường NCKH chứa đựng những điều kiện thiết yếu tác động đến hoạt động NCKH.

3.2.5.2. Nội dung giải pháp

Xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, kinh phí cho công tác NCKH hiện đại, thuận tiện. Tạo hành lang pháp lý, chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa công tác NCKH, cần sự phân cấp, giao nhiệm vụ rõ ràng đối với từng đơn vị trong Nhà trường để CBGV được chuyên tâm vào công tác nghiên cứu.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Biện pháp 1: Bổ sung các thiết bị kỹ thuật phục vụ quản lý và nghiên cứu

* Đánh giá thực trạng trang thiết bị

Tổ chức đánh giá hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị, đặc biệt là công nghệ thông tin, truyền thông, trong toàn trường, xác định mức độ sử dụng, lập kế hoạch đầu tư nâng cấp.

* Xây dựng dự án tăng cường cơ sở vật chất nâng cao năng lực nghiên cứu

Giao nhiệm vụ cho các đơn vị có nhu cầu lập tờ trình, Phòng Tổ chức - Hành chính làm đầu mối tổng hợp lập tờ trình tổng thể mua sắm phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu.

* Xét duyệt và triển khai dự án

Quy hoạch, xây dựng dự án tăng cường trang thiết bị của trường cần đầu tư xây dựng chính xác, có mặt bằng, đơn vị , người thụ hưởng. Tổ chức đấu thầu, đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp thiết bị cho dự án, trình Bộ xét duyệt, triển khai.

97

Lắp đặt thiết bị, bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật viên để sử dụng hiệu quả trang thiết bị. Đánh giá hiệu quả thường kỳ để nâng cao kịp thời trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu.

Biện pháp 2: Xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học

* Đánh giá thực trạng môi trường

Trong mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố của môi trường NCKH, việc thay đổi một thành tố sẽ tất yếu kéo theo sự thay đổi các thành tố khác. Vì vậy, nhà quản lý có thể tác động có chủ đích đến các thành tố của môi trường để làm thay đổi các điều kiện, đặc điểm cụ thể theo hướng tạo ra môi trường để làm thay đổi các điều kiện, đặc điểm cụ thể theo hướng tạo môi trường thuận lợi nhất cho việc hình thành và ứng dụng kết quả (sản phẩm).

Môi trường NCKH ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn cũng có những tồn tài cần nghiên cứu như: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho NCKH còn nhiều hạn chế; cơ cấu nhân lực cho NCKH còn nhiều bất cập thiếu vắng những người có trình độ cao; Chưa chú tâm đến đội ngũ kế cận, chưa có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ chuyên sâu mà chỉ mang tính chất dàn trải thậm chí trong tư duy mang tính cào bằng. Ngoài ra thể chế, quy định còn rườm rà, thủ tục hành chính còn nặng mà chưa suy xét đến chất lượng sản phẩm NCKH mới là quan trọng. Cơ chế tài chính ít, không ổn định vì chủ trương chung là chỉ mang nặng tính định mức ngoài ra chưa có cơ chế tìm nguồn vốn ổn định, đầu ra cho sản phẩm; Văn hóa hoạt động NCKH bao gồm định hướng các hệ giá trị, hệ thống các tiêu chí, quan điểm, phương thức ứng xử trong hoạt động NCKH còn thiếu hoặc chưa cụ thể.

* Triển khai thực hiện

98

môi trường thuận lợi cho hoạt động NCKH tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.

Cần chuyển hướng đầu tư sang môi trường NCKH hơn là tập trung cho NCKH nói cách khác là chuyển từ lãnh đạo nhà nghiên cứu sang lãnh đạo việc xây dựng môi trường cho nhà nghiên cứu làm việc. Một môi trường thuận lợi nhà nghiên cứu phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra cho sản phẩm của mình.

Cần có hệ thống chính sách đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển môi trường NCKH như: cơ sở hạ tầng, chế độ, cơ chế quản lý tài chính… Để đảm bảo được cần phải có chính sách tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NCKH.

Cần có cái nhìn, xây dựng môi trường hơn là quản lý đề tài, dự án… nghĩa là tạo ra một văn hóa nghiên cứu. Đây sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động NCKH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động.

Cần đề cập nhiều hơn nữa xã hội hóa hoạt động NCKH với hàm ý nó có thể phát huy được mọi tiềm năng, tiềm lực của xã hội cho hoạt động NCKH. Ngoài mục đích huy động các nguồn lực của xã hội tham gia NCKH, xã hội hóa hoạt động NCKH có nghĩa là phân hóa rõ vai trò và nhiệm vụ của Nhà trường với nhà nghiên cứu.

Biện pháp 3: Chế độ tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học * Đánh giá thực trạng môi trường

Như đã nói ở trên, công tác tài chính là điều không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động nào đối với NCKH lại cần không thể thiếu. Trong những năm qua công tác tài chính giành cho hoạt động NCKH đã và đang gặp rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ trước hết từ cơ chế; từ cái nhìn của lãnh đạo và chủ trương của tập thể.

Hiện nay, cơ chế tài chính giành riêng cho NCKH ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn chưa có, mặt khác xin đầu tư từ Bộ GDĐT cũng chưa có nên gặp

99

rất nhiều khó khăn. Vậy, những mục tiêu cần phải có những quyết sách phù hợp để đưa NCKH trở thành trọng tâm, bộ mặt của Nhà trường song song công tác dạy và học.

* Triển khai thực hiện

Mục tiêu của giải pháp này là đổi mới chế chộ quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho NCKH, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân hoạt động NCKH. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ NCKH ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn đòi hỏi phải hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính cũng như chế độ quản lý tài chính. Cần xác định mục tiêu cho các hạng mục:

Tăng chi ngân sách đảm bảo kinh phí cho đầu tư, mua sắm trang thiết bị như máy chiếu, máy tính, thí nghiệm, thư viện đây là đầu tư cho dùng chung. Mặt khác tìm kiếm các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn giành cho đầu tư phục vụ chính sách miền núi, dân tộc…

Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho NCKH: khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước, quỹ phát triển NCKH… Cần mạnh dạn hợp tác với đơn vị ngoài nước nhưng phải thận trọng, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GDĐT, Ủy Ban Dân tộc vì liên quan đến miền núi, dân tộc, tôn giáo

Trao quyền chủ động cho đề tài trong việc chi kinh phí sau khi được Hội đồng Khoa học xét duyệt. Chủ nhiệm đề tài có quyền chi kinh phí không theo định mức mà tự phân bổ kinh phí. Hình thức này kết hợp với hình thức “khoán”, khoán có 2 cách khoán là khoán sản phẩm và khoán kinh phí. Các thủ tục hành chính của kinh phí giao đề tài Phòng Tài chính thanh, quyết toán căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ đã được ban hành.

Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện đề tài phải căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu là chủ yếu (sản phẩm tốt thêm lợi nhuận % nhiều, sản phẩm lỗi phải điều chỉnh thậm chí bồi hoàn kinh phí).

100

* Điều kiện thực hiện giải pháp

Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường chỉ đạo trực tiếp Phòng Tổ chức Hành chính, Tài chính và các đơn vị có liên quan. Tạo điều kiện về mặt thời gian, thiết bị thí nghiệm, mô phỏng và đặc biệt là điều kiện về mặt tài chính để CBGV có điều kiện hơn nữa phát huy sở trường. Tranh thủ nguồn đầu tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo các tổ chức, cá nhân tài trợ các vốn phát triển miền núi, vùng dân tộc.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)