Nhiệm vụ của trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 43)

Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn thuộc loại hình trường chuyên biệt. Chức năng nhiệm vụ chính là “bồi dưỡng thêm về mặt kiến thức, bổ túc, nâng cao trình độ văn hoá cho con em người dân tộc thiểu số thi trượt đại học, trước tiên là những học sinh người dân tộc vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh để có đủ trình độ vào đại học” [39].

- Về công tác tuyển sinh:

Hằng năm, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn công bố chỉ tiêu tuyển sinh DBĐH dân tộc và tiến hành thu nhận đơn đăng ký xét tuyển DBĐH dân tộc của thí sinh thuộc đối tượng và đủ điều kiện quy định tại

44

Khoản 1, Khoản 2 [40, Điều 3]. Căn cứ đơn đăng ký xét tuyển DBĐH dân tộc, căn cứ kết quả điểm thi đại học của thí sinh, Trường xác định điểm xét tuyển cho từng khối A, B, C, D theo các đối tượng khu vực và triệu tập thí sinh trúng tuyển vào học cùng với các thí sinh khác nói ở điểm a, Khoản 2 [39, Điều 5].

- Về tổ chức đào tạo:

+ Thời gian bồi dưỡng: 8 tháng (không kể 1 tháng nghỉ Lễ, Tết), tương đương 32 tuần, gồm: Học chính trị, quân sự đầu khoá: 1 tuần; Thực học các môn học theo từng khối: 28 tuần; Ôn tập chuẩn bị thi cuối học kỳ I: 01 tuần; Ôn tập và chuẩn bị thi cuối học kỳ II: 02 tuần.

+ Các môn học chính khoá khối A gồm: Toán, Vật lý, Hoá học, Tiếng Việt, Tin học, Ngoại ngữ (Tiếng Anh); Khối B gồm: Toán, Hoá học, Sinh học, Tiếng Việt, Tin học, Ngoại ngữ (Tiếng Anh); Khối C gồm: Văn - Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Ngoại ngữ (Tiếng Anh); Khối D gồm: Văn - Tiếng Việt, Ngoại ngữ (Tiếng Anh), Toán, Tin học.

+ Các môn học ngoại khoá: Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Tiếng việt cho khối A, B và D; Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất cho khối C.

- Về kiểm tra và thi:

+ Mỗi môn học chính khoá trong một học kỳ có 2 lần kiểm tra viết và một lần thi học kỳ. Thời gian làm bài kiểm tra cho mỗi môn là 60 phút; thời gian làm bài thi học kỳ là 120 phút. Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra và thi học kỳ của mỗi môn học, được phép kiểm tra và thi bổ sung. Chấm bài kiểm tra và bài thi theo thang điểm 10, không lấy số lẻ. Điểm bài kiểm tra tính theo hệ số 1, bài thi tính theo hệ số 2. Việc ra đề thi, đề kiểm tra; coi thi và tổ chức chấm bài kiểm tra, bài thi do hiệu trưởng quy định:

45

+ Học sinh thuộc một trong các diện sau không được dự thi cuối học kỳ: Bị thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên; tổng số thời gian nghỉ học có lý do và không có lý do vượt quá 20% thời gian học tập của học kỳ; không đủ số lần kiểm tra của mỗi môn học; học sinh không thi đủ 3 môn cuối mỗi học kỳ thì không thuộc diện xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. + Cuối năm học, mỗi môn học chính khoá có một điểm tổng kết. Điểm tổng kết cuối năm của các môn học có thi học kỳ là điểm trung bình cộng của 4 lần kiểm tra, lần thi cuối học kỳ I và lần thi cuối học kỳ II. Điểm tổng kết các môn không có thi học kỳ: Ngoại ngữ (Tiếng Anh) và Tin học (đối với khối A, B, C) là điểm trung bình cộng của 4 lần kiểm tra. Điểm tổng kết cuối năm của mỗi môn học chỉ lấy một số lẻ [40, Điều 7, Điều 8].

- Về xét phân vào đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

+ Được xét tuyển vào đại học: Xếp loại hạnh kiểm cả năm đạt khá trở lên; Điểm tổng kết các môn học chính khoá đạt từ 5,0 trở lên;

+ Được xét tuyển vào Cao đẳng: Xếp loại hạnh kiểm cả năm đạt khá trở lên; Điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá đạt từ 4,0 trở lên;

+ Được xét tuyển vào trung học chuyên nghiệp: Xếp loại hạnh kiểm cả năm đạt khá trở lên; Điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá đạt từ 3,0 trở lên; Ngoài ra, còn qui định điều kiện xét: lưu ban, trả về địa phương, chuyển trường... [40, Điều 9].

- Chế độ chính sách đối với học sinh DBĐH dân tộc:

Học sinh trường DBĐH dân tộc Sầm Sơn được hưởng một số chế độ tài chính theo Thông tư số 126/1998/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 09/9/1998 của liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo và từ năm học 2012 - 2013 đến nay được hưởng chế độ tài chính mới theo quy định của Thông tư liên tịch số 109/2009TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:

46

+ Miễn học phí.

+ Hưởng học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của nhà nước và được hưởng 08 tháng trong năm.

+ Được trang cấp hiện vật: Chăn màn, áo rét, quần áo đồng phục… + Tiền tàu xe, mỗi năm một lần (cả lượt đi và về) để thăm gia đình. + Học phẩm như: Giấy bút, cặp, compa, thước kẻ, hồ dán…

+ Được mượn bộ sách giáo khoa học tập. + Chi hoạt động văn thể, chi bảo vệ sức khoẻ.

+ Chi tiền điện nước phục vụ học tập… [46. Điều 2]

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ , giảng viên trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)