Khái niệm quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 33)

6. Kết cấu nội dung luận văn

1.3.1Khái niệm quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy

hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phƣơng tiện, phƣơng pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao".

Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình phát triển. Quá trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hƣớng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bƣớc cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định.

Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nƣớc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3 Quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao và vai trò quản lý của nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa lực chất lƣợng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.3.1 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Theo Nguyễn Hữu Thân (2004): “Quản lý nguồn nhân lực là phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, động viên và

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực thông qua tổ chức, nhằm đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc, định hƣớng viễn cảnh của tổ chức".

Quản lý nguồn nhân lực liên quan đến con ngƣời và những nhân tố xác định mối quan hệ giữa con ngƣời với tổ chức sử dụng con ngƣời đó tại một thời điểm nào đó trong quá trình hoạt động của nó. Một tổ chức có thể cần ít hoặc nhiều nhân lực thuộc vào yêu cầu của các hoạt động trong tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực đảm bảo cho tổ chức có những nhân lực có khả năng, trình độ đƣợc sắp xếp vào những vị trí phù hợp theo đòi hỏi công việc trong tổ chức. Trong đó nguồn lao động chất lƣợng cao là một bộ phận lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao của xã hội có thể thực hiện tốt các hoạt động lao động phức tạp và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nguồn nhân lực đảm bảo tốt ba yếu tố: thể lực, trí lực và phẩm chất xã hội (tâm lực).

Theo tác giả, Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao là một quá trình tạo ra môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo rằng một bộ phận lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xác định và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu và sự phân bố nguồn nhân lực đó với chi phí hiệu quả nhất. Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao có chủ thể quản lý, có nội dung, phương thức và mục đích quản lý cụ thể:

+ Chủ thể quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao là các bộ, ban, ngành. Đối với các tỉnh, địa phƣơng là các sở; phòng ban. Bên cạnh đó tại các doanh nghiệp chủ thể quản lý là các trƣởng phòng, phó giám đốc, giám đốc…Đối với hoạt động quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao tại các địa phƣơng bao gồm các sở nhƣ: Sở Lao động Thƣơng binh và xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở nội vụ, Sở tài chính…

+ Mục đích của quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao là để có số nhân lực có trình độ chuyên môn tay nghề cao làm việc tại từng vị trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công việc, và đƣợc hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý.

+ Nội dung quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao bao gồm: quản lý về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Bên cạnh đó là phƣơng thức và công cụ để quản lý

nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc hiệu quả.

+ Phƣơng thức quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao là tổng hợp những phƣơng tiện hữu hình và vô hình mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu của quản lý. Trong quản lý có rất nhiều phƣơng thức để chủ thể quản lý đối tƣợng của mình. Với luận văn này, tác giả xem xét quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao gồm các phƣơng thức chủ yếu cụ thể nhƣ sau: phƣơng thức kinh tế, phƣơng thức giáo dục thuyết phục, phƣơng pháp hành chính.

Nhƣ vậy quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao khác với quản lý nguồn nhân lực là quản lý về mặt số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Với 5 nhóm đối tƣợng nhân lực chất lƣợng cao nhƣ là đội ngũ doanh nhân, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đội ngũ công nhân trí thức, đội ngũ thợ thủ công mỹ nghệ lành nghề truyền thống, đội ngũ nông dân trí thức. Bên cạnh đó quản lý quy hoạch NNLCLC cần dựa trên quản lý quy hoạch về nhân lực cũng nhƣ các chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội; chiến lƣợc phát triển ngành, lĩnh vực của quốc gia, địa phƣơng; thực trạng về tình hình kinh tế và nguồn lực. Đồng thời các chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao cần có các chính sách đòn bẩy để thu hút và quản lý nguồn lực này một cách có hiệu quả nhƣ: chính sách tuyển dụng, chính sách phân bổ và sử dụng, chính sách đãi ngộ…

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 33)