Các thành phần nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 27)

6. Kết cấu nội dung luận văn

1.2.4 Các thành phần nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đội ngũ doanh nhân

Doanh nhân là ngƣời chủ sở hữu hoặc là đại diện chủ sở hữu tham gia điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, trong nền kinh tế thị trƣờng định

hƣớng xã hội chủ nghĩa, doanh nhân là đội ngũ các cán bộ chủ chốt đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc giao nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp nhà nƣớc, các chủ sở hữu và những ngƣời điều hành các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Với cách hiểu cơ bản nhất doanh nhân đƣợc hiểu là những ngƣời chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những ngƣời đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc).

Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những ngƣời có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp. Đội ngũ doanh nhân phải là ngƣời có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những ngƣời khác. Đội ngũ doanh nhân còn là những ngƣời đạt đƣợc những yêu cầu sau:

(1) Năng khiếu đặc biệt về kinh doanh. (2) Kỹ năng đặc biệt về kinh doanh.

(3) Các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh.

Doanh nhân đƣợc xem là một nghề nhƣ nhiều nghề khác trong xã hội.Vai trò chính của đội ngũ doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển nền kinh tế. Doanh nhân đóng vai trò quyết định trong việc huy động các nguồn lực tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Dƣới sự lãnh đạo của các doanh nhân, khu vực doanh nghiệp đã đóng góp hơn 60% GDP, 70% nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc, thu hút đƣợc hơn 7,4 triệu lao động, chiếm 16,3% lực lƣợng lao động của toàn xã hội. Với nhận thức đội ngũ doanh nhân là đại diện cho sức sản xuất mới trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là bƣớc đột phá góp phần thúc đẩy phát triển đất nƣớc, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, nâng cao vị thế của Việt Nam trong thời đại mới.

Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ

Trí thức trong lĩnh vực khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Hiện nay, hầu hết các quốc gia, ở các cấp độ khác nhau đang tậptrung vào xây dựng đội ngũ trí thức khoa học công nghệ để hàm lƣợng trí tuệ đƣợc đƣa vào nhiều nhất, trực tiếp nhất trongquá trình sản xuất và nâng cao chất lƣợng của sản phẩm. Để phát triển kinh tế tri thức, trong chiến lƣợc phát triểncủa các quốc gia đều coi trọng việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao làm mấu chốt của chiến lƣợc phát triển. Xây dựng nguồn nhân lực cao thực chất là nói đến xây dựng và phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức nói chung và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nói riêng. Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, bao gồm:

a. Cán bộ làm nghiên cứu chuyển giao khoa học và công nghệ ở các viện, phân viện, các trƣờng đại học và cao đẳng Trung ƣơng đóng trên địa bàn; Cán bộ làm nghiên cứu chuyển giao khoa học và công nghệ ở các viện nghiên cứu, các đơn vị nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc tỉnh;

b. Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các trƣờng đại học và cao đẳng thuộc tỉnh;

c. Cán bộ làm quản lý khoa học và công nghệ ở các ngành cấp tỉnh, các huyện, thành phố và các thị xã;

d. Cán bộ làm kỹ thuật ở một số doanh nghiệp;

e. Cán bộ tham gia nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở các ngành, các cấp có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.

Đội ngũ công nhân trí thức

Công nhân trí thức là nguồn nhân tài trong sản xuất. Công nhân trí thức hình thành từ sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Đặc trƣng lao động của công nhân trí thức là lao động chủ yếu bằng tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với công nghệ tiên tiến, nghĩa là vừa có khả năng sử dụng trang thiết bị hiện đại, vừa có khả năng hoạt động sáng tạo, linh hoạt với trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ công nhân trí thức là bộ phận công nhân tài năng, giỏi nghề. Đội ngũ

công nhân trí thức là bộ phận phát triển nhất của giai cấp công nhân hiện đại, gồm những ngƣời lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trực tiếp vận hành, sử dụng các công cụ, phƣơng tiện sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại với trình độ xã hội hóa, quốc tế hóa rất cao hoặc đang trực tiếp tham gia vào việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và quản lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, ở Việt Nam lực lƣợng công nhân trí thức chiếm khoảng 10,1% tổng số công nhân, có mặt trong một số ngành, lĩnh vực công nghệ cao: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ laser, công nghệ vật liệu mới, công nghệ xây dựng cầu đƣờng, cơ khí điện tử, khai thác dầu khí, điện lực, hàng không…

Công nhân trí thức hình thành và phát triển cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biểu hiện rõ nét nhất là sự hình thành và phát triển công nhân trí thức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nền kinh tế phát triển sôi động nhất của cả nƣớc xét cả về quy mô và tốc độ. Đội ngũ công nhân trí thức tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp phần mềm công nghệ thông tin, một số tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thành phố, trong các ngành công nghiệp và công nghệ mới, với trình độ học vấn, chuyên môn cao; tƣ duy năng động, sáng tạo; lĩnh vực hoạt động, cơ cấu ngành nghề đa dạng, phong phú.

Đội ngũ những người thợ thủ công mỹ nghệ lành nghề trong lĩnh vực ngành nghề truyền thống

Nƣớc ta có rất nhiều nghề truyền thống, có nghề hiện vẫn còn tồn tại, phát triển, nhƣng có nghề đã thất truyền bởi nhiều lý do khác nhau. Làm nghề gì mà giỏi, có tâm với nghề thì ở đâu cũng đƣợc xã hội và mọi ngƣời trân trọng, tôn vinh. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” - đó là đúc kết từ bao đời của cha ông ta. Ở góc độ khác, những ngƣời thợ Việt Nam vốn nổi tiếng cần cù, khéo tay. Đội ngũ những ngƣời thợ thủ công mỹ nghệ lành nghề trong lĩnh vực ngành nghề truyền thống là những ngƣời làm trong lĩnh vực sản xuất các ngành nghề truyền thống đƣợc trang bị

kiến thức, kỹ thuật hỗ trợ quá trình sản xuất. Rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo do thợ thủ công Việt Nam chế tác đƣợc cả thế giới biết đến. Hiện nay, tuy trình độ khoa học công nghệ nƣớc ta chƣa bằng các nƣớc tiến tiến, nhƣng qua 7 lần tham dự kỳ thi tay nghề ASEAN, Việt Nam đã 2 lần xếp thứ nhất, 2 lần xếp thứ nhì, 1 lần xếp thứ 3 và 2 lần xếp thứ tƣ toàn đoàn.

Quản lý thợ thủ công mỹ nghệ lành nghề hiện nay hƣớng đến đổi mới trong dạy nghề, nhất là việc cập nhật các tiến bộ khoa học là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão. Bên cạnh đó, rèn luyện ý thức, tác phong lao động công nghiệp cho ngƣời lao động cũng là nhiệm vụ song hành. Trình độ tay nghề cao cùng tác phong lao động công nghiệp là chìa khoá hữu hiệu để ngƣời lao động mở cánh cửa việc làm, tham gia vào thị trƣờng lao động khu vực và thế giới.

Có 12 nhóm sản phẩm thủ công chính ở Việt Nam, bao gồm: - Mây tre đan

- Sản phẩm từ cói và lục bình - Gốm sứ - Điêu khắc gỗ - Sơn mài - Thêu ren - Điêu khắc đá - Dệt thủ công - Giấy thủ công - Tranh nghệ thuật - Kim khí - Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác  Đội ngũ những người nông dân trí thức

Mũi nhọn kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế, chính là nông nghiệp chất lƣợng cao. Tuy nhiên, làm nông vẫn bị "dán nhãn" thấp kém so với những nghề khác. Đã đến lúc "chất xám" cần nhận ra rằng,

"chảy" vào nông nghiệp là lựa chọn đúng đắn, cần phải phát triển đội ngũ nông dân trí thức. Đội ngũ những ngƣời nông dân trí thức là những ngƣời làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc trang bị kiến thức, kỹ thuật hỗ trợ quá trình sản xuất nông nghiệp. Phát triển đội ngũ nông dân trí thức nhằm nâng cao chất lƣợng sản xuất. Hiện nay hàm lƣợng chất xám chỉ tập trung ở khâu tăng năng suất cây trồng, trong khi để nông sản cất cánh thì tri thức phải hiện diện từ khâu chọn giống, gieo trồng, giải quyết đầu ra rồi mới nâng lên tầm thƣơng hiệu. Ngoài quá trình sản xuất, dƣờng nhƣ những giai đoạn khác vẫn chƣa có sự "nhúng tay" của lực lƣợng tiến bộ này. Bằng chứng là những thƣơng hiệu nổi tiếng về nông sản của Việt Nam nhƣ: cà phê Trung Nguyên, hoa Đà Lạt Hasfarm, trái cây sấy Vinamit... đã thành công vì đầu tƣ tri thức đầy đủ cho cả một quá trình mang tên "lột xác" nông sản Việt. Sự kết hợp này dƣờng nhƣ đang bị khựng lại bởi nguyên nhân cơ bản là chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của nông nghiệp, từ đó duy trì tƣ tƣởng chỉ có "chân lấm tay bùn" mới làm nông dân. Không cần bàn đến những lợi ích mà trí thức có thể mang lại, chỉ nhìn những nguyên nhân nông nghiệp đang đối mặt có thể thấy ngay sự cần thiết của việc ngƣời nông dân cần có tri thức.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 27)