Nội dung quản lý chất lượng, số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực chất

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 39)

6. Kết cấu nội dung luận văn

1.3.3.1.Nội dung quản lý chất lượng, số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực chất

công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.3.3.1. Nội dung quản lý chất lượng, số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Quản lý số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNH, HĐH

Số lƣợng nhân lực chất lƣợng cao là toàn bộ những nhân lực có trong đơn vị, doanh nghiệp có mối giàng buộc với đơn vị, với doanh nghiệp bởi hợp đồng lao động ngắn hạn hay dài hạn. Số lƣợng nhân lực chất lƣợng cao phản ánh quy mô và tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Nó là cơ sở để xác định một số chỉ tiêu nhƣ: năng suất lao động, tiền lƣơng…Nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho CNH, HĐH chính là lực lƣợng lao động xã hội có khả năng cung cấp để thực hiện đƣợc những nội dung và nhiệm vụ của CNH, HĐH. Nếu số lƣợng không tƣơng

xứng với yêu cầu của sự phát triển thì không đảm bảo cho quá trình CNH, HĐH đƣợc tiến hành một cách thuận lợi.

Quản lý số lƣợng nhân lực chất lƣợng cao cần quan tâm đến việc xác lập cơ cấu lao động tối ƣu. Cơ cấu lao động tối ƣu là việc đảm bảo trong một doanh nghiệp có đủ nhân lực về mặt số lƣợng các vị trí công việc, giới tính, lứa tuổi. Đồng thời đƣợc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ trong các ngành, phòng, ban. Mục đích nhằm tạo lập đƣợc tỷ lệ hợp lý giữa bộ phận lao động quản lý và bộ phận lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Bố trí lao động một cách hợp lý đảm bảo khai thác đƣợc tiềm năng của nguồn nhân lực hiện có, tạo ra môi trƣờng sản xuất thông thoáng đạt tiêu chuẩn, góp phần đảm bảo sức khỏe và gia tăng động lực làm việc cho ngƣời lao động.

Quản lý về số lƣợng nhân lực chất lƣợng cao cần đặc biệt lƣu ý đến việc biến động lao động để từ đó đƣa ra những giải pháp tích cực nhằm giải quyết hiện tƣợng, “thừa”, “thiếu” lao động đảm bảo đƣợc liên tục, thông xuốt và đồng thời đáp ứng đƣợc nhân lực cho những kế hoạch mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Quản lý về số lƣợng nhân lực chất lƣợng cao cần quan tâm đến tỷ lệ nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong tỷ lệ dân số. Tỷ lệ này phản ánh toàn bộ qui mô của nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong dân số dùng để đánh giá tỷ trọng và sự vận động của nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong mối quan hệ với dân số. Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện theo công thức sau:

RCLC = HCLC /Q

Trong đó: RCLC: là Tỷ lệ nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong dân số HCLC: nguồn nhân lực chất lƣợng cao

Q: là tổng dân số

Ở nƣớc ta hiện nay thất nghiệp vẫn còn là một vấn đề nan giải. Trong các đơn vị, doanh nghiệp xuất hiện hiện tƣợng thừa lao động tuyệt đối và tƣơng đối, ngƣời ta gọi chung đây là hiện tƣợng “thất nghiệp ngay trong các doanh nghiệp”. Hiện tƣợng này gây tác hại lớn về cả mặt lợi ích của doanh nghiệp và quyền lợi của ngƣời lao động. Ngƣời lao động sẽ bị xáo trộn tâm lý và ảnh hƣởng trực tiếp tới đời

sống vật chất của ngƣời lao động. Các nhà quản lý mọi cấp, mọi lĩnh vực cần phải hết sức quan tâm đến biến động số lƣợng lao động nhất là nhân lực chất lƣợng cao để có những giải pháp kịp thời cho những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn góp phần tránh đƣợc hiện tƣợng thất nghiệp ngay trong đơn vị doanh nghiệp mình. Quản lý nhân lực chất lƣợng cao cần có sự quan tâm của mọi ngành, mọi cấp, đơn vị, phòng ban cần tiến hành phân tích các công việc một cách khoa học, thƣờng xuyên xác định một cách chính xác nhu cầu về nhân lực. Đánh giá thành tích công tác một cách khách quan, công bằng, sắp xếp lao động một cách hợp lý. Có các biện pháp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong thời gian tới để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trung và dài hạn.

Quản lý chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNH, HĐH

Nói đến chất lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nói đến thể lực, trí lực, phong cách làm việc của ngƣời lao động. Đây là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ quá trình CNH, HĐH đất nƣớc.

Quản lý chất lƣợng nhân lực chất lƣợng cao là quản lý thông qua bằng cấp, bậc thợ của ngƣời lao động, thông qua tỷ lệ lao động lành nghề, lao động kỹ thuật, chuyên viên kinh tế cao cấp, lao động giỏi so với tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là tài sản quý giá của mỗi một doanh nghiệp, là lực lƣợng chính giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Tuy là có đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhƣng vấn đề là phải sử dụng nhƣ thế nào để phát huy và khơi dậy đƣợc tiềm năng của những lao động chất lƣợng cao đó là không hề đơn giản. Quản lý chất lƣợng NNLCLC là quản lý năng lực tri thức, năng lực thể chất, tinh thần, năng lực thực tế, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, tác phong lao động tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Tiêu chí chất lƣợng NNLCLC đƣợc đặc trƣng bởi: trạng thái sức khỏe, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu trình độ và ngành nghề, phẩm chất đạo đức, thái độ và kỷ luật lao động.

Để quản lý tốt về chất lƣợng lao động chất lƣợng cao, trƣớc hết trong khâu sắp xếp, bố trí phải tuân thủ nguyên tắc khoa học đề ra. Sau đó cần phải quan tâm đến các hình thức phân công lao động nhƣ: phân công lao động theo nghề, phân

công lao động theo công nghệ, phân công lao động theo độ phức tạp của công việc. Phân công lao động hợp lý góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa các vị trí công việc, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng lao động, trách nhiệm lao động, chuyên môn hóa công cụ lao động. Trong việc bố trí, thuyên chuyển lao động cần tuân thủ nguyên tắc, đúng ngƣời, đúng việc, bố trí lao động phù hợp giữa các bậc công việc tránh tình trạng những ngƣời công nhân có trình độ cao lại bố trí vào công việc không phù hợp, quá đơn giản sẽ gây lãng phí, nhàm chán và ngƣợc lại những ngƣời có trình độ thấp mà lại bố trí vào công việc phức tạp, vƣợt quá khả năng của họ sẽ làm cho chất lƣợng sản phẩm kém, tỷ lệ phế phẩm tăng, ngƣời lao động không hoàn thành đƣợc công việc gây tâm lý xấu, đôi khi gây ra hỏng hóc thiết bị, máy móc.

Các yếu tố cấu thành năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao

Năng lực là sự tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quả trong công việc của mỗi ngƣời. Năng lực đƣợc chia làm 3 loại:

- Năng lực chung (yêu cầu với tất cả các vị trí trong tổ chức). - Năng lực quản lý

- Năng lực đặc thù (với từng vị trí công việc khác nhau thì yêu cầu về năng lực khác nhau).

Hình 1.1: Mô hình ASK

Kiến thức

Kiến thức là những thông tin, sự kiện, qui luật thuộc lĩnh vực chúng ta đƣợc học và nghiên cứu từ trƣờng học đƣợc tích lũy từ thực tế, từ các nguồn tƣ liệu hoặc từ các chuyên gia có kinh nghiệm.

Kiến thức là cái mà ta biết, nó có thể là của ta hoặc của mọi ngƣời. Kiến thức ngƣời ta có thể tích lũy đƣợc bằng quá trình tự học, đọc và tìm hiểu còn tri thức đòi hỏi một quá trình suy luận và vận dụng những kiến thức mang lại những giá trị tích cực cho xã hội, cho con ngƣời.

Nhƣ vậy xét về mặt giá trị thì tri thức có giá trị hơn kiến thức, nhƣng nếu bạn không có nhiều kiến thức thì rất khó để chọn kiến thức nào để áp dụng tức là biến kiến thức thành tri thức.

Kiến thức gồm: kiến thức tổng hợp (những hiểu biết chung về thế giới), kiến thức chuyên ngành (một vài lĩnh vực đặc trƣng nhƣ: kế toán, tài chính) và kiến thức đặc thù (những kiến thức đặc trƣng mà ngƣời lao động trực tiếp tham gia hoặc đƣợc đào tạo). Khi xem xét kiến thức của nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngƣời ta xem xét các khía cạnh: Bằng cấp, kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội và kinh nghiệm làm việc.

Kỹ năng

Kỹ năng của ngƣời lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ giúp cho ngƣời công nhân đó hoàn thành tốt công việc của mình, quy định tính hiệu quả của công việc. Để làm tốt công việc, ngƣời lao động cần có hai loại kỹ năng.

- Kỹ năng nghề nghiệp: là kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ công việc xét trên phạm vi hẹp cá nhân. Kỹ năng này ở mỗi nghề khác nhau là khác nhau.

- Kỹ năng mềm: Là các kỹ năng để tƣơng tác với ngƣời khác trong đơn vị nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức một cách tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dƣới đây là kỹ năng mềm cần thiết đối với ngƣời lao động: + Khả năng thích nghi nhanh

+ Kỹ năng cập nhật thông tin + Kỹ năng quản lý thời gian + Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình + Kỹ năng giải quyết xung đột + Kỹ năng về máy móc công nghệ + Khả năng lãnh đạo

+ Khả năng làm việc nhóm + Khả năng làm việc độc lập

Thái độ

Thái độ của ngƣời lao động cho thấy cách nhìn nhận của ngƣời đó về vai trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình đối với các công việc, điều này sẽ đƣợc thể hiện qua các hành vi của họ.

Theo tác giả John C.Maxwell thì: thái độ là cảm giác bên trong đƣợc thể hiện thông qua những hành vi bên ngoài. Nó đƣợc thể hiện qua các mặt của đời sống, nó là yếu tố quan trọng và ảnh hƣởng lớn trong cuộc sống. Thái độ tiềm ẩn trong chúng ta, là những nguyện vọng, là những suy nghĩ và bao hàm cả những quan niệm đạo đức đƣợc thể hiện thông qua công việc hàng ngày.[3]

Phong cách làm việc của ngƣời lao động thể hiện ở đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành luật pháp, văn hoá ứng xử… Đạo đức là thái độ chính trị của cá nhân trƣớc tình hình của đất nƣớc, là phẩm chất công minh, chính trực, liêm khiết, lấy pháp luật và các quy phạm xã hội làm thƣớc đo cho hành vi của chính mình. Nó là thái độ chấp hành tuân thủ những đạo đức chuẩn mực chung, những luân thƣờng đạo lý và quy tắc chung của cộng đồng. Đồng thời còn thể hiện quy phạm về nghề nghiệp, có lƣơng tâm nghề nghiệp, biết coi trọng thành quả lao động và tôn vinh các nghề nghiệp trong xã hội. Bác Hồ đã từng dạy: Đức - Tài là hai yếu tố hàng đầu của con ngƣời. Có tài mà không có đức cũng vô dụng. Đức là chuẩn mực, quy phạm của xã hội, cộng đồng để điều chỉnh quan hệ và hành vi của các nhân, tập thể.

tế - xã hội, đang nảy sinh nhiều mặt trái tác động đến đạo đức nguồn nhân lực làm thoái hoá phẩm chất của một số không ít cán bộ. Giữ gìn phẩm chất đạo đức đúng đắn, điều chỉnh sự ham muốn của mỗi cá nhân trƣớc những cám dỗ của đời thƣờng là yêu cầu cấp bách về đạo đức hiện nay.

Về văn hoá của nguồn nhân lực chất lƣợng cao: Văn hoá là cơ sở để để phát triển trí tuệ, đạo đức, nhân cách của con ngƣời Việt Nam. "Con ngƣời Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hoá Việt Nam". Yêu cầu về văn hoá đối với nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc thể hiện ở tƣ tƣởng của mỗi con ngƣời, đó là lập trƣờng, quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Tin tƣởng và phấn đấu theo mục tiêu, con đƣờng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tƣ tƣởng đúng là cơ sở hình thành lối sống đúng. Lối sống của ngƣời Việt Nam là mang đậm bản sắc văn hoá của con ngƣời Việt Nam, là tôn trọng tình nghĩa, đạo lý, thân ái, luôn hƣớng về cội nguồn…không cơ hội, thực dụng và chạy theo lối sống ích kỷ cá nhân.

Quản lý về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNH, HĐH

Cơ cấu trình độ NNL gồm tỷ lệ lao động đã đƣợc đào tạo trong lực lƣợng lao động (tỷ lệ có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật trong lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo).

Quản lý cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao là yếu tố không thể thiếu khi xem xét, đánh giá về nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Cơ cấu nhân lực chất lƣợng cao thể hiện trên các phƣơng diện khác nhau nhƣ: cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi... Cơ cấu nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực kinh tế tƣ nhân của các nƣớc trên thế giới phổ biến là 5- 3 -1 cụ thể là 5 công nhân, 3 trung cấp nghề, 1 kỹ sƣ. Đối với nƣớc ta cơ cấu này có phần ngƣợc lại tức là số ngƣời có trình độ ĐH, trên ĐH nhiều hơn số công nhân kỹ thuật. Hay cơ cấu nhân lực về giới tính trong khu vực công của nƣớc ta cũng có sự mất cân đối.

Từ khi đổi mới đến nay cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực nhƣng vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ và nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề chƣa đƣợc phát triển. Nhìn chung cơ cấu kinh tế ở nƣớc ta còn bất hợp lý, dẫn tới sản xuất đạt hiệu quả thấp, chƣa khai thác hết mọi tiềm năng của đất

nƣớc. Do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu cần thiết để phát triển đất nƣớc. Chúng ta đã có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn tiếp tục phát triển và đƣa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhất là công nghệ sinh học.

Đối với ngành công nghiệp: Vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động chất lƣợng cao, vừa đi nhanh vào một số ngành lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, may mặc….Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng. Sản xuất tƣ liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng các ngành dịch vụ, thƣơng mại, kể cả thƣơng mại điện tử, các loại hình vận tải, bƣu chính – viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…. Vì vậy cần có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển cơ cấu hạ tầng, nhất là quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đƣa các vùng này vƣợt qua tình trạng kém phát triển. Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa trong nƣớc và nƣớc ngoài. Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tƣ xã hội. Trong mỗi giai đoạn của CNH, HĐH đều có yêu cầu cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao phải phù hợp. Cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc xét theo các

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 39)