6. Kết cấu nội dung luận văn
3.2.2 Lao động phân theo các ngành kinh tế, phân theo cấp quản lý và phân
thành phần kinh tế tại Nam Định trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nguồn lao động đƣợc hiểu là dân số đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc chƣa có việc làm và không có nhu cầu làm việc. Theo số liệu thống kê của Sở lao động - Thƣơng binh và xã hội thì số lao động của Nam Định năm 2013 là 10468 ngƣời. Số lao động trong nông thôn chiếm phần lớn với đặc trƣng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Số lao động của Nam Định không phải là đã có việc làm 100%, mà số lao động có việc làm chiếm 98,81%, số lao động thất nghiệp là 1,19%. Thực tế này đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý của tỉnh phải quản lý, hoạch định, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tạo ra công ăn, việc làm cho ngƣời lao động. Trong tổng số lao động của Nam Định, số lao động nam thấp hơn số lao động nữ. Sau đây là bảng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế phân theo cấp quản lý và phân theo thành phần kinh tế.
Bảng 3.2: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế phân theo cấp quản lý và phân theo thành phần kinh tế năm 2013
Đơn vị tính: Người
Tổng số
Phân theo cấp quản lý Phân theo thành phần kinh tế
Trung ƣơng Địa phƣơng Nhà nƣớc Ngoài nhà nƣớc Khu vực có vốn đầu tƣ NN Năm 2009 1009733 20535 989198 61896 933899 13938 Năm 2010 1033953 20874 1013079 63639 956581 13733 Năm 2011 1032265 16987 1015278 58633 960310 13322 Năm 2012 1040693 16519 1024174 58128 967522 15043 Năm 2013 1046816 16493 1030323 58405 972769 15642
Qua bảng 3.2 ta nhận thấy lực lƣợng lao động tại Nam Định phân theo cấp quản lý tập trung chủ yếu tại địa phƣơng 98% tƣơng ứng năm 2009 lao động làm việc tại trung ƣơng là 20535 ngƣời, tại địa phƣơng là 989198 ngƣời; năm 2011 do cải cách hành chính nên bộ máy trung ƣơng đƣợc giảm tải lao động còn 16987 ngƣời tƣơng ứng giảm 18,62% so với năm 2010; năm 2012 số lao động làm việc tại trung ƣơng là 16519 giảm 2,76% so với năm 2011; năm 2013 số lao động này giảm 0,16%. Bên cạnh đó lao động phân theo thành phần kinh tế thì lao động tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nƣớc chiếm tỷ lệ cao từ 92%- 93%, khu vực nhà nƣớc từ 5%- 6% và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài từ 0,52%- 1,5%. Hiện nay tại Nam Định lực lƣợng lao động là nam giới có việc làm thấp hơn số lao động nữ (nam: 48,56%, nữ: 51,44%), và ngƣợc lại số lao động nam thất nghiệp nhiều hơn nữ (nam chiếm 52,98%, nữ chiếm 47,02%).
Nhƣ vậy, lực lƣợng lao động nam, một lực lƣợng có sức khỏe hơn nữ giới (theo cấu trúc sinh học) chƣa đƣợc phát huy hết. Số lao động không đƣợc sử dụng (thất nghiệp), không những là nam mà cả nữ đã làm mất đi một khối lƣợng lớn thu nhập quốc dân. Vì vậy, để nguồn nhân lực phát triển một cách hợp lý thì phải có kế hoạch đầu tƣ thích đáng trên nhiều phƣơng diện cho việc đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Nam Định có nguồn nhân lực hùng hậu, nhƣng phần lớn lực lƣợng lao động lại tập trung trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Theo niên giám thống kê 2009-2013, cục thống kê Nam Định thì số lao động trong nông nghiệp nông thôn năm 2009 là 1.085.329 ngƣời, và lao động bình quân sản xuất công nghiệp là 130.372 ngƣời. Song tốc độ tăng GDP nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2013 là 5,4%; tốc độ tăng GDP trong công nghiệp lại đạt 15,5 %, cao hơn nông nghiệp 10,1%. Một thực tế ở đây cho thấy là số lao động trong nông nghiệp chiếm phần lớn nhƣng sản phẩm xã hội lại thấp. Vì vậy, chúng ta phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực: Giảm ở nhóm ngành nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
Đại hội tỉnh Đảng bộ Nam Định lần thứ XV đã đề ra chủ trƣơng: "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hƣớng CNH,
HĐH" nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chủ trƣơng của tỉnh, Đảng bộ đề ra, trong những năm qua việc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đạt kết quả rõ rệt: Bê tông hóa kênh mƣơng, phát triển điện, đƣờng giao thông nông thôn. Đƣa ứng dụng tiến bộ sinh học về cây trồng, vật nuôi, vào sản xuất thành công 8 giống lúa nƣớc, sản xuất thành công 3 cặp bố mẹ lúa lai hệ hai dòng và ba dòng. Năm 2013 đạt sản xuất đƣợc 842 tấn hạt giống lúa lai F1 tổ hợp Nhị ƣu 838, Bắc ƣu 900…và đƣợc chỉ đạo tập trung sản xuất ở một số địa phƣơng nhƣ: Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc. Khảo nghiệm tuyển chọn và đƣa vào sản xuất thành công các giống mía và dứa bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô thực vật… Phát triển chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn hƣớng nạc theo hƣớng đƣa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Chuyển dịch một số diện tích trồng cây lƣơng thực sang trồng cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Những kết quả chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp đã góp phần tăng giá trị nông sản xuất khẩu, đáp ứng nguyên liệu chế biến công nghiệp, góp phần tăng tốc độ GDP trong nông, lâm, ngƣ nghiệp từ 3,7% năm 2009 lên 5,2% năm 2013. Đồng thời làm giảm lao động trong nông, lâm, ngƣ nghiệp xuống 2,7% (năm 2009 so với 2013). Với sự phát triển kinh tế đúng hƣớng và thực hiện các chƣơng trình kinh tế xã hội trọng tâm, cùng với lực lƣợng lao động dồi dào, tỉnh Nam Định nhất định sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới với năng suất chất lƣợng cao hơn, đáp ứng tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh, hội nhập kinh tế quốc dân thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà cũng nhƣ của đất nƣớc.