Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CễNG NGHIỆP HểA, HIỆN ĐẠI HểA

1.4 Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.4.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước về quản lý NNLCLC với những chính sách thu hút nhân tài, thu hút lực lƣợng lao động có trình độ cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố. Thực tế, do có nhiều chính sách hấp dẫn hơn các địa phương khác nên Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút đông đảo những người có trình độ cao, các chuyên gia, các nhà khoa học…từ các địa phương khác trong Nam, ngoài Bắc về phục vụ. Nhƣng hiện nay dần dần các chính sách đó đã giảm sự hấp dẫn do khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các địa phương khác cũng

đã có chính sách hấp dẫn hơn. Nên đội ngũ này đã bị khu vực có vốn đầu tư nước ngoài các tỉnh bạn hấp dẫn hơn thu hút. Do vậy, Thành phố đã ban hành quy định về một số chính sách đối với NNLCLC là lao động có trình độ cao, chuyên gia giỏi làm việc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chẳng hạn một số chính sách nhƣ: tuyển dụng, bố trí, sử dụng không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, hộ khẩu.

Mới đây nhất, Ủy ban nhân dân thành phố đƣa ra đề án trình Hội đồng nhân dân phê duyệt về chính sách thu hút nhân tài, thu hút lao động trình độ cao là trả lương đúng với tài năng và trình độ với mức lương trần lên đến 150 triệu đồng/1 tháng để thu hút các nhà khoa học về với thành phố. Họ đƣợc ƣu tiên đề bạt vào những chức vụ quan trọng trong đơn vị doanh nghiệp từ cấp trưởng phòng, ban trở lên. NNLCLC chƣa có nhà ở đƣợc ƣu tiên giải quyết mua nhà ở khu chung cƣ và có chính sách miễn giảm thuế; bố trí phương tiện đi lại thuận tiện; hỗ trợ giới thiệu việc làm cho vợ hoặc chồng; được chọn trường cho con đi học; những người phải nuôi dƣỡng cha mẹ già yếu đƣợc trợ cấp hàng tháng...

Với những chính sách chiêu hiền đãi sỹ nhƣ trên Thành phố Hồ Chí Minh đang thể hiện quyết tâm đẩy mạnh CNH, HĐH để trở thành một trung tâm mạnh về nhiều mặt của cả nước, chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo NNLCLC phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội của Thành Phố.

1.4.2 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Từ năm 1997, khi trở thành đô thị loại I, thành phố biển miền Trung này đã vươn lên mạnh mẽ đạt được thành tựu to lớn về mọi mặt, nhất là kinh tế- xã hội.

Một trong nhân tố quyết định để Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là cấp ủy, chính quyền Thành phố đã đặc biệt coi trọng phát triển và quản lý NNLCLC cụ thể nhƣ:

Một là, khai thác lợi thế của Thành phố về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch và các tiềm năng khác, tập trung phát triển và quản lý NNLCLC phục vụ ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến (công nghiệp thực phẩm, đồ uống) đầu tƣ mạnh mẽ phát triển ngành này.

Hai là đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, thành lập Quỹ khoa học – công nghệ thành

phố, xây dựng và thực hiện Đề án phát triển khu công nghệ cao gắn với quản lý NNLCLC. Đà Nẵng đã cải cách một cách cơ bản môi trường đầu tư kinh doanh nên đã đƣợc các nhà đầu tƣ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...quan tâm. UBND Thành phố đã ra quyết định số 2399/QĐ-UBND về việc ban hành đề án thành lập Quỹ khoa học- công nghệ Thành phố với số vốn ban đầu là 35 tỷ đồng. Quỹ này dùng để hỗ trợ các đề tài nghiên cứu tạo công nghệ mới thuộc lĩnh vực ƣu tiên của thành phố, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học- công nghệ (sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, thử nghiệm quy trình công nghệ mới), hoàn thiện các công nghệ, hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở hoạt động hiệu quả Quỹ khoa học- công nghệ, UBND Thành phố đã ra quyết định số 3652/QĐ- UBND về việc thành lập Trung tâm phát triển NNLCLC Thành phố. Trong đó có đề án số 393 về đào tạo 100 tiến sĩ, thạc sĩ ở các cơ sở đào tạo nước ngoài, tạo những “hạt giống” để phát triển mạnh mẽ NNLCLC của Thành phố.

Ba là tận dụng năng lực của các trường ĐH và các cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Các trường ĐH như: ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, và các cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố đã đƣợc cấp ủy, chính quyền thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Thành phố trong việc đào tạo NNLCLC.

1.4.3 Kinh nghiệm của Đồng Nai

Đồng Nai đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều thành công trong CNH, HĐH.

Hiện tại Đồng Nai đang phấn đấu để sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong lĩnh vực quản lý NNLCLC Đồng Nai có một số kinh nghiệm nhƣ sau:

Một là, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống Trường CĐ, dạy nghề là khâu đột phá, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các trường ĐH ở Thành phố Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và các Thành phố khác để tạo ra NNLCLC phục vụ cho quá trình CNH, HĐH của tỉnh.

Hai là, trong công tác quản lý NNLCLC Đồng Nai đã triển khai mạnh mẽ

các hoạt động nghiên cứu khoa học, trọng tâm là các đề tài phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại nhƣ: công nghệ thông tin, vật liệu mới, năng lƣợng mới và các đề án quản lý NNLCLC phục vụ phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn. Với các cơ chế chính sách thông thoáng, tôn trọng “chất xám”. Ở tỉnh Đồng Nai có 18 cơ sở, trung tâm và viện nghiên cứu. Các tổ chức này đều hoạt động tự chủ trên cơ sở đặt hàng của tỉnh, các ngành, đơn vị sản xuất kinh doanh. Đây là một phương thức quản lý NNLCLC một cách hiệu quả. Trên cơ sở tiến hành đổi mới nâng cao trình độ thiết bị, công nghệ trong sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn 2010- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng Nai đã xây dựng đề án phát triển NNLCLC với 6 chương trình: đào tạo lao động kỹ thuật cao; đào tạo sau đại học; đào tạo cán bộ nữ; đào tạo bồi dƣỡng năng khiếu và tin học, kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt; đào tạo phiên dịch.

1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Nam Định

Quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao là trọng tâm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa ra được các chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có ý nghĩa to lớn và cần đƣợc chú trọng nhất. Trong đó việc đầu tƣ nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo là công việc đi đầu cần thực hiện trước các chiến lược khác. Chỉ có thế chúng ta mới có được nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc cho nhu cầu của sự nghiệp to lớn. Với kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Đồng Nai đã nêu trên cho Nam Định những bài học trong quản lý NNLCLC nhƣ sau:

Một là, quản lý NNLCLC phải bắt nguồn và gắn liền với quá trình đào tạo.

Phát triển hệ thống cơ sở đào tạo tiên tiến là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng NNLCLC. Cần biết huy động sự đóng góp của các cơ sở đào tạo đóng tại bàn và địa phương gần gũi về vị trí địa lý để đào tạo NNLCLC trong điều kiện nguồn lực khan hiếm.

Hai là, chính sách quản lý NNLCLC có mối quan hệ nhân quả đối với chính sách phát triển khoa học, công nghệ và chính sách giáo dục - đào tạo. Thực hiện

chính sách đẩy mạnh ứng dụng khoa học- công nghệ, đặc biệt là công nghệ của các nước phát triển vào các ngành mũi nhọn (sản xuất, dịch vụ...) nhờ đó nhu cầu về NNLCLC sẽ tăng mạnh.

Ba là, chính sách nguồn nhân lực hợp lý sẽ tạo động lực cho việc quản lý tốt NNLCLC. Với cơ chế thông thoáng, coi trọng “chất xám” NNLCLC thường xuyên được cọ sát với thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho họ trưởng thành, phát triển nhanh hơn.

Bốn là, có cơ chế chính sách tài chính để thu hút nhân tài bao gồm: tiền lương, đãi ngộ thỏa đáng bên cạnh môi trường làm việc thông thoáng, cơ hội thăng tiến không bó buộc sẽ là lợi thế rất lớn để tỉnh quản lý NNLCLC.

Năm là, huy động sự đóng góp của toàn xã hội là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công chiến lƣợc quản lý NNLCLC. Có coi trọng mọi tiềm năng thì mới huy động đƣợc các nguồn lực thực hiện quản lý tốt NNLCLC.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)