Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 62)

6. Kết cấu nội dung luận văn

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của Nam Định là 163.740,3 ha, bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi. Năm 2010, nguồn tài nguyên đất của tỉnh

đƣợc sử dụng nhƣ sau: đất nông nghiệp 106.662 ha (chiếm 65% diện tích toàn vùng), trong đó diện tích đất cấy hàng năm là 91.068 ha; đất chuyên dùng là 25.312 ha (15,4%); đất thổ cƣ 9.399 ha (5,8%); đất lâm nghiệp 4.723 ha (2,9%) và đất chƣa sử dụng chiếm 10,8% với 17.644 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời của tỉnh Nam Định rất thấp (550 m2), trong khi bình quân chung của cả nƣớc là 1.120 m2. Tuy nhiên, đặc điểm nông hoá thổ nhƣỡng tạo cho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Thêm vào đó, vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hƣng đất đang đƣợc bồi tụ ra biển với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển đƣợc 80 – 120 m và cứ sau 5 năm, diện tích đất của Nam Định có khả năng tăng thêm từ 1.500 – 2.000 ha.

Tài nguyên rừng: diện tích rừng trồng năm 2000 là 4.723 ha, chủ yếu là trồng rừng phòng hộ ở các huyện ven biển để chắn sóng bảo vệ đê biển, ở các đồi trọc thuộc huyện Ý Yên, Vụ Bản và các bãi bồi ven biển.

Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản của Nam Định không nhiều, theo tài liệu điều tra khảo sát của Cục Địa chất - Khoáng sản, trên địa bàn có một số loại:Nhiên liệu: gồm than nâu ở Giao Thuỷ, đƣợc phát triển dƣới dạng mỏ nhỏ và nằm sâu dƣới lòng đất; dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa Giao Thuỷ đang đƣợc Nhà nƣớc ký hợp tác với các công ty khai thác dầu mỏ của một số nƣớc để thăm dò tìm kiếm. Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit, mới chỉ tìm kiếm và phát hiện tại Hải Hậu và Nghĩa Hƣng, có quy mô nhỏ. Ngoài ra, còn có quặng titan, zicôn phân bố dƣới dạng “vết”, trữ lƣợng ít. Các nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gốm sứ phân bố tại núi Phƣơng Nhi đã đƣợc khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài; sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông nhƣ Đồng Côi (Nam Trực), trữ lƣợng 2 triệu tấn; Sa Cao (Xuân Trƣờng) trữ lƣợng 5 – 10 triệu tấn; Hoành Lâm (Giao Thuỷ)…, sét làm bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực). Các mỏ sét mới đƣợc nghiên cứu sơ bộ, chƣa đánh giá chính xác về quy mô, trữ lƣợng, chất lƣợng.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)