Vai trò quản lý của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CễNG NGHIỆP HểA, HIỆN ĐẠI HểA

1.3 Quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao và vai trò quản lý của nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.3.2 Vai trò quản lý của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao hiệu quả là tiền đề quyết định cho sự thành công của quá trình CNH, HĐH.

CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động cao. Trong quá trình CNH, HĐH đó, có thể nói, nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng nhất định, tương xứng với yêu cầu của CNH, HĐH đóng vai trò có tính chất quyết định.

Thực tiễn các nước phát triển cho thấy, các nguồn lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội (nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ...) giữa chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau trong quá trình phát triển, nhƣng trong đó, nguồn nhân lực đƣợc xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ƣu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dƣỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy đƣợc tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người một cách có hiệu quả. Con người với tư cách là một nguồn lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Quá trình CNH, HĐH ở nước ta được thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền vững trong đó con người là trung tâm, kết hợp chặt chẽ giữa CNH và HĐH với những bước đi thích hợp cho từng ngành kinh tế, khu vực sản xuất dịch vụ - xã hội và các vùng địa lý - kinh tế khác nhau. Trong các nguồn lực phát triển CNH, HĐH cùng với các nguồn lực về tài chính, công nghệ, thiết bị, nguồn tài nguyên... thì nguồn lực con người, tài nguyên chất xám trở thành nguồn lực quan trọng nhất cho tiến trình phát triển của đất nước. Do đó, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta không chỉ đơn thuần đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế (mặc dù đây là yêu cầu quan trọng và bức xúc) mà còn hướng vào các yêu cầu phát triển con người và tiến bộ xã hội, xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh, dân giàu, nước mạnh.

Đến nay, các nhà kinh tế đã khẳng định đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các chương trình đảm bảo việc làm và an sinh xã hội… là sự đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia. Ngay từ những năm 50-60 của thế kỷ XX, nhiều nước đã tăng trưởng nền kinh tế thông qua quá trình CNH, hay nói cách khác, thông qua ứng dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ (KH&CN). Mà

việc phát triển của KH&CN luôn luôn gắn liền với phát triển NNL (với chất lƣợng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý). Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh để đạt đƣợc sự phát triển kinh tế cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động kỹ thuật, nghĩa là nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo. Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nâng lên (học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và sức khỏe) là tiền đề thành công của các nước công nghiệp mới ở Châu Á nhƣ Hàn Quốc, Singgapore, Hồng Công... Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc hấp thụ các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ trí thức. Do vậy, con đường duy nhất là phải đầu tư để phát triển nguồn nhân lực.

- Quản lý nguồn nhân lực có chất lượng cao tốt là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những bước nhẩy vọt và rút ngắn thời gian thực hiện CNH, HĐH, từng bước phát triển kinh tế tri thức.

Con đường CNH, HĐH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhẩy vọt, tận dụng mọi khả năng để đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, ứng dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ.

Đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ từng bước phát triển kinh tế tri thức. Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng (2006, trang 25) chỉ rừ: "Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”.

Hiện nay, thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, đó là nền kinh tế mà ở đó tri thức chứa hàm lƣợng chủ yếu trong giá trị một sản phẩm. Tri thức tức là các thành tựu khoa học, trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với

các sản phẩm vật chất khác, tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP. Trong nền kinh tế tri thức, khả năng sáng tạo là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Để có đƣợc nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đồng thời phải đầu tƣ cho phát triển giáo dục và đào tạo. Hay nói cách khác, phải đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực (NNL). Các nước muốn phát triển kinh tế tri thức cần phải đầu tư cho phỏt triển con người mà cốt lừi là đầu tư cho phỏt triển giỏo dục đào tạo, đặc biệt là đầu tƣ cho phát triển nhân tài. Nhờ có sự đầu tƣ cho phát triển NNL mà nhiều nước chỉ trong thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển. Sự đóng góp của tri thức đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP của các nước (chẳng hạn Mỹ gần 50%, Anh gần 45%, Pháp gần 45,1%...).

Việc xây dựng một nước công nghiệp hiện đại, từng bước phát triển kinh kế tri thức phụ thuộc vào sự phát triển của con người và tổ chức hoạt động của họ. Các nguồn lực tài chính, tự nhiên, viện trợ nước ngoài cũng như thương mại quốc tế đều đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, song không có nguồn lực nào quan trọng hơn nguồn lực con người.

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng về kiến thức, kỹ năng và năng lực của tất cả mọi người trong xã hội. Dưới góc độ kinh tế, quá trình này được mô tả như sự tích luỹ vốn con người và sự đầu tư vốn đó một cách hiệu quả vào sự phát triển nền kinh tế. Các nhà Xã hội học và Văn hoá cho rằng, phát triển nguồn nhân lực góp phần giúp mọi người biết sống một cuộc sống trọn vẹn và phong phú hơn.

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người và nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người.

Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII đã ra Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nguồn nội lực mà Nghị quyết Trung ƣơng lần này nêu lên bao gồm: nguồn

lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống (lịch sử, văn hoá) trong đó, năng lực của con người Việt Nam với trí tuệ truyền thống của dân tộc mình là trung tâm nội lực, là nguồn lực chính quyết định sự phát triển của đất nước.

Nhƣ vậy, quản lý tốt nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho thời kỳ đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)