Công cụ quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CễNG NGHIỆP HểA, HIỆN ĐẠI HểA

1.3 Quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao và vai trò quản lý của nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.3.3 Nội dung quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.3.3.3. Công cụ quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

Quản lý quy hoạch NNLCLC

Xây dựng quy hoạch NNLCLC là lập kế hoạch định hướng NNLCLC trong trung hạn, dài hạn; Sử dụng để đánh giá các tiềm năng về NNLCLC thông qua các yếu tố để quản lý NNLCLC; Sử dụng để đưa ra các phương án khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng của NNLCLC. Trong mối liên hệ với hiệu quả khai thác tiềm năng của các yếu tố kinh tế- xã hội khác (vốn, công nghệ, kinh nghiệm, quản lý...) quy hoạch NNLCLC phải đảm bảo: Dựa trên cơ sở các căn cứ khoa học mang tính dài hạn, đồng thời có bước đi của từng giai đoạn: phải có tính linh hoạt, phù hợp với thực tiễn phát triển; phải gắn thị trường lao động của từng vùng, từng ngành, địa phương, quốc gia; phải định hướng vào sử dụng đầy đủ tiềm năng nguồn nhân lực và tính hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; phải đảm bảo tính phối hợp liên ngành; phải đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế; phải luận chứng đƣợc những giải pháp thực hiện, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra trong quy hoạch NNLCLC.

Quản lý quy hoạch NNLCLC phải dựa trên hệ thống các tài liệu, dữ liệu về thực trạng, các dự báo dài hạn kinh tế- xã hội nhƣ: chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực của quốc gia, địa phương: mô hình tăng trưởng và phát triển; thực trạng tình hình kinh tế - xã hội; thực trạng về dân số, nguồn lực: dự báo cung - cầu lao động trên thị trường; các căn cứ cho quy hoạch nguồn nhân lực nói chung và NNLCLC nói riêng. Trong đó, dự báo về phát triển

các ngành, lĩnh vực công nghệ cao và các lĩnh vực mũi nhọn trong mỗi giai đoạn nhất định là cơ sở quan trọng nhất đối với việc quản lý quy hoạch NNLCLC.

Nội dung chủ yếu của quy hoạch NNLCLC cần tập trung:

+ Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực (cung- cầu lao động theo số lƣợng, chất lƣợng, trình độ, ngành nghề, năng suất lao động của lao động đang làm việc, hiện trạng phân bổ nguồn lực...)

+ Quy hoạch NNLCLC (xây dựng quan điểm, mục tiêu quy hoạch; quy hoạch về số lƣợng, chất lƣợng theo cung- cầu lao động)

+ Giải pháp quy hoạch NNLCLC cần có một hệ thống với nhiều nội dung cụ thể về vốn, cơ chế, chính sách, khoa học, công nghệ, tổ chức thực hiện, giám sát thực hiện...

Chính sách quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao Quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao thông qua hệ thống chính sách.

Chính sách là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới các mục tiêu chung của quản lý. Trong quản lý nhân lực chất lƣợng cao cần chủ ý đến các chính sách nhƣ: chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, chính sách lao động và việc làm, chính sách giáo dục…

- Chính sách tuyển dụng và sử dụng NNLCLC:

Đây là một nội dung rất quan trọng để quản lý NNLCLC. Trên thực tế cho thấy, chính sách tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực suy cho cùng là khai thác năng lực sáng tạo của người lao động. Vì vậy các địa phương cần tập trung:

+ Xây dựng tiêu chí của từng chức danh công việc để đáp ứng yêu cầu của các vị trí của từng lĩnh vực.

+ Thực hiện công khai kế hoạch tuyển dụng cán bộ theo yêu cầu thi tuyển một cách công khai, công bằng, minh bạch.

+ Xây dựng chế độ tiền lương, thu nhập xứng đáng với đóng góp của NNLCLC.

- Chính sách đãi ngộ NNLCLC:

Để kích thích và động viên có hiệu quả năng lực sáng tạo của NNLCLC cần có nhiều hình thức, biện pháp đƣa ra và áp dụng rộng rãi trong quản lý, sử dụng NNLCLC, trong đó nổi lên là cơ chế mở cửa thu hút sáng kiến của mỗi cá nhân.

Những sáng kiến, sáng tạo của những cá nhân sẽ góp phần to lớn vào quá trình sản xuất, kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp, địa phương. Vì thế, cần có cơ chế

“trải thảm đỏ” để thu hút nhân tài cũng như tạo môi trường để họ thực hiện những sáng kiến, sáng tạo của mình.

Để khai thác triệt để, hiệu quả năng lực sáng tạo của lực lƣợng lao động thì việc tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích lối sống tƣ duy sáng tạo phải đƣợc chú trọng. Một nhà quản lý giỏi nên biết khuyến khích và duy trì các hình thức tranh luận mang tính xây dựng. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, sẽ khuyến khích những nhân tố mới và sự sáng tạo trong lao động. Cụ thể cần tập trung vào:

+ Tạo môi trường dân chủ, cởi mở và cạnh tranh lành mạnh để NNLCLC tự do sáng tạo và chia sẻ những thành quả của họ.

+ Có chính sách đãi ngộ phù hợp với kết quả lao động của NNLCLC nhƣ:

chế độ tiền lương, thưởng, phúc lợi trợ cấp. Bên cạnh hình thức khuyến khích vật chất thì cần có những hình thức khuyến khích tinh thần đối với cá nhân và tập thể.

+ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của cá nhân và tập thể một cách đầy đủ.

+ Cử NNLCLC đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước.

- Chính sách đánh giá NNLCLC:

+ Đánh giá định kỳ và khách quan đội ngũ cán bộ dựa trên các tiêu chí đã xây dựng.

+ Bổ sung và sửa đổi các tiêu chí đánh giá khi các nhân tố tác động đến môi trường làm việc và những thay đổi của khoa học- công nghệ.

Ngoài ra cần có chính sách để quản lý nguồn nhân lực một cách hợp lý các thành phần nhân lực chất lƣợng cao gồm: đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ;

đội ngũ công nhân trí thức; đội ngũ thợ thủ công mỹ nghệ lành nghề trong lĩnh vực ngành nghề truyền thống; đội ngũ những người nông dân trí thức. Bên cạnh đó thưc hiện tốt chính sách điều chỉnh số lƣợng và chất lƣợng dân số; hoàn thiện chính sách luân chuyển, thăng tiến; phân bổ và điều chỉnh hợp lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với từng thành phần của NNLCLC.

Tổ chức bộ máy quản lý NNLCLC

Quản lý NNLCLC của mỗi quốc gia và địa phương không có bộ máy nhà nước riêng của nó. Thông thường đối với các địa phương cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ƣơng nhƣ ở Việt Nam tổ chức bộ máy quản lý NNLCLC nhƣ sau:

- Sở Lao động thương binh và xã hội - Sở kế hoạch đầu tƣ

- Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở nội vụ

- Sở Tài chính

Để thực hiện tốt quản lý NNLCLC, các địa phương cần thu hút các tổ chức chính trị- xã hội nhƣ: Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, các tổ chức nghề nghiệp nhƣ các hiệp hội khoa học kỹ thuật... để thu hút các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa quản lý NNLCLC.

1.4 Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về quản lý nguồn nhân lực chất

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)