NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 80)

- Khảo sát thực trạng công tác GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào: Thực trạng thực

3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.1.1. Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên trong hoạt động dạy học, giáo dục và vai trò chủ động của sinh viên trong hoạt động học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp

Giáo dục là một quá trình tác động hai chiều, sự phát triển của quá trình giáo dục được định hướng bởi mục đích, phương pháp của các nhà giáo dục. Tuy nhiên, yếu tố quyết định mọi sự phát triển của nhân cách lại do chính bản thân người được giáo dục tạo ra. Sự hưởng ứng tiếp nhận trước các tác động giáo dục, tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động, ý chí, nghị lực của các đối tượng giáo dục là nội lực thúc đẩy của sự phát triển nhân cách. Cho nên mọi biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cần chú ý đảm bảo phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên và vai trò chủ động của sinh viên trong hoạt động học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp

Nguyên tắc này đòi hỏi trong mọi hoạt động GDĐĐNN cho sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giáo viên là chủ thể của hoạt động giáo dục, giữ vai trò tổ chức, định hướng hoạt động của sinh viên, đảm bảo thực hiện đầy đủ và có chất lượng các yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục.

- Sinh viên vừa là đối tượng của hoạt động giáo dục, vừa là chủ thể của hoạt động tự giáo dục. Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên phải phát hiện được các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài mình và tự lực giải quyết bằng nhiều cách thức với sự hỗ trợ khác nhau, trong đó có sự hướng dẫn của giáo viên. Muốn đạt kết quả tốt trong quá trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp sinh viên phải hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen có liên quan tới nghề nghiệp của mình.

Mối quan hệ biện chứng giữa các tác động giáo dục của nhà giáo và sự hưởng ứng tích cực, có ý thức của sinh viên một cách hài hoà sẽ cho phép đạt được những kết quả giáo dục cao trong một thời gian ngắn nhất. Đây chính là

một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng những biện pháp GDĐĐNN tối ưu.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w