Giáo viên mầm non Người mẹ hiền hết lòng chăm sóc, nuôi dạy trẻ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 31)

Có hai khái niệm trong đặc thù lao động và có liên quan đến bản chất nhân cách của người giáo viên mầm non là: "Mẫu dưỡng" và "Mẫu giáo".

"Mẫu dưỡng": có nghĩa là chăm sóc trẻ như mẹ chăm sóc con: bồng bế, vuốt

ve, cho ăn, cho uống, thoa gãi, tắm rửa, chải tóc, mặc quần áo... tạo nên mối quan hệ ruột thịt âu yếm, yêu thương. "Mẫu giáo": là dạy dỗ, chăm sóc trẻ như mẹ dạy dỗ, chăm sóc con. Dạy trẻ những thói quen tốt và kĩ năng sống gần gũi, cần thiết.

Như vậy có nghĩa là người giáo viên mầm non cũng phải như người mẹ hiền: yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cái, luôn bao dung, vị tha và độ lượng, luôn nhìn thấy những điểm tích cực, đáng yêu của trẻ và dành cho con tất thảy mọi điều tốt đẹp nhất.

Để có thể làm được những điều cao cả ấy, thì động cơ thúc đẩy mỗi thanh niên lựa chọn con đường vất vả nhưng đầy vinh quang này và thúc đẩy mỗi người giáo viên hiến dâng cuộc đời mình cho công tác giáo dục mầm non không gì khác đó chính là tình yêu thương trẻ em và nhu cầu quan tâm đến thế hệ đang lớn lên. Đúng như P.N. Gônôbôlin đã từng chia sẻ: "Cái thúc đẩy mạnh mẽ con người ta bước vào nghề sư phạm là khuynh hướng quan tâm tới

người khác, muốn giúp đỡ người khác, muốn đem lại niềm vui cho mọi người và trước hết là trẻ em".

Mỗi cô giáo mầm non hàng ngày tiếp xúc, chăm sóc và dạy dỗ với nhiều trẻ. Mỗi ngày làm việc của các giáo viên mầm non thường kéo dài trên 10 tiếng. Chỉ với 2 cô một lớp nhưng phải chăm, dạy khoảng trên dưới 40 cháu. Có lẽ ít công việc nào cực nhọc, vất vả như nghiệp giữ trẻ mầm non. Người ta thường nói "bận như con mọn", với cô giáo mầm non thì sự bận rộn ấy còn tăng lên gấp bội, bởi mỗi trẻ là một cá tính khác nhau, với những đặc điểm sinh lý, tâm lý tính cách là không giống nhau. Các cô không chỉ có nhiệm vụ dạy học như các cấp học khác mà còn phải chăm sóc mọi mặt, từ ăn uống, sinh hoạt cá nhân, tới việc theo dõi diễn biến tâm lý, sức khỏe các cháu. Cô giáo mầm non vừa là cô giáo, vừa như mẹ hiền. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ, để có được sự thành công, hiệu quả tốt, cô giáo luôn phải gần gũi, quan tâm, thấu hiểu từng trẻ, như người mẹ hiền thấu hiểu từng đứa con của mình. Hiểu những "đứa con" của mình một cách thấu đáo không dễ dàng. Để dạy hay giáo dục được chúng đòi hỏi phải hiểu sâu sắc về chúng. Có hiểu biết sâu sắc về đối tượng giáo dục để có thể hết lòng chăm sóc và nuôi dạy chúng, đó là những phẩm chất không thể thiếu để có được sự thành công trong nghề. Nhà sư phạm người Xô Viết V.A. Xukhômlinxki đã từng nói: "Nếu không nắm vững đối tượng trẻ em - học sinh của mình, nếu không tìm ra con đường đi vào tâm hồn các em, nếu không hiến cả trái tim mình cho các em thì sẽ không thể thành công được"

Có thể nói, để như là người mẹ hiền hết lòng chăm sóc, nuôi dạy trẻ, thì không gì khác mỗi cô giáo mầm non nhất định phải có lòng yêu trẻ như người mẹ hiền hết lòng thương yêu các con. Vì "Chỉ khi nào yêu trẻ người thầy giáo mới mãi mãi giữ được tinh thần hăng hái, trí tuệ minh mẫn, ấn tượng tươi mát, tình cảm nhạy bén. Mà thiếu những thứ đó thì lao động của thầy

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w