- Khảo sát thực trạng công tác GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào: Thực trạng thực
3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương nhằm bồ
quyền địa phương nhằm bồi dưỡng, giáo dục hành vi văn hóa, đạo đức nghề nghiệp đồng thời ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Hiệu quả của công tác GDĐĐNN là kết quả của sự tác động từ nhiều yếu tố trong đó có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương. Cần có sự hợp tác, sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ và hỗ trợ cho nhau giữa các LLGD trên thành một quá trình thống nhất, liên tục, tác động
mạnh vào việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non Sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa ba môi trường giáo dục càng cao, càng giúp cho sinh viên hình thành các quan điểm niềm tin, tình cảm đạo đức một cách thuận lợi, đồng thời bồi dưỡng, giáo dục hành vi văn hoá, đạo đức nghề nghiệp, ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn, củng cố thêm ý chí kiên trì, quyết tâm hơn vươn đến những mục đích lý tưởng.
3.2.4.2. Tổ chức thực hiện
- Tổ chức các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, khuyến khích sự tham gia của sinh viên nội trú và ngoại trú.
- Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, công an và khu dân cư quanh trường, đặc biệt những nơi có sinh viên ở trọ để xây dựng kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tình hình an ninh, trật tự, vệ sinh, đạo đức, lối sống, xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, khu nhà trọ.
- Phối hợp giữa chính quyền địa phương với nhà trường trong công tác biểu dương, nêu gương những sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị - xã hội - văn hoá, có đóng góp cho sự phát triển của địa phương, khu dân cư. Đồng thời cũng phát hiện, phản ánh tới nhà trường những trường hợp sinh viên có biểu hiện hành vi lệch chuẩn, có lối sống tiêu cực, tệ nạn, thiếu lành mạnh để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp giáo dục..
- Nhà trường và chính quyền địa phương có biện pháp thường xuyên liên lạc với gia đình, phụ huynh của sinh viên về tình hình học tập và rèn luyện, về cuộc sống xa nhà của sinh viên.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
- Phải có sự thống nhất mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
- Để tạo ra mối kết hợp, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, nhà trường Đại học Tân Trào cần phát huy vai trò
trung tâm tổ chức dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục tới gia đình và chính quyền địa phương.
- Mỗi lực lượng tham gia vào công tác giáo dục phải tự thực hiện nêu gương sáng về đạo đức, nhân cách trong công việc thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trước xã hội.
3.2.5. Biện pháp 5: Khuyến khích tính tích cực, tự giác, tự quản của tập thể, nhóm, cá nhân trong việc học tập đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non tiêu biểu đã thành đạt
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm giúp tập thể, nhóm và mỗi sinh viên phát huy được khả năng chủ động, tích cực, tự giác và tự quản trong hoạt động học tập các phẩm chất đạo đức, nhân cách của những tấm gương thành đạt và tiêu biểu trong nghề giáo viên mầm non, từ đó sinh viên có nhu cầu, động lực học tập và làm theo, rèn luyện khả năng tự giáo dục, phát triển và hoàn thiện nhân cách người giáo viên mầm non trong tương lai.
3.2.5.2. Tổ chức thực hiện
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện, nêu gương các tấm gương giáo viên mầm non tiêu biểu về nhân cách, thành đạt, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục mầm non để kích thích tính tích cực, tự giác của sinh viên.
- Giảng viên tích cực sử dụng các phương pháp lồng ghép nêu gương, nghiên cứu trường hợp điển hình thông qua các môn học/học phần trên lớp. Mỗi tấm gương được sử dụng như một phương tiện trực quan, có tác dụng giáo dục hiệu quả.
- Bằng phương pháp dự án khuyến khích các nhóm hoặc cá nhân sinh viên tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu những tấm gương người tốt, việc tốt trong cuộc sống và đặc biệt là những tấm gương trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
- Khuyến khích Đoàn thanh niên, liên chi đoàn khoa Mầm non tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền, giới thiệu những tấm gương tốt, tiêu biểu
trong sinh viên. Tổ chức phong trào tự giáo dục, tự rèn luyện trong toàn khoa và trong mỗi tập thể lớp.
- Nhà giáo dục giúp đỡ tập thể, nhóm, cá nhân sinh viên xây dựng kế hoạch tìm hiểu, học tập tấm gương điển hình. Tôn trọng và khuyến khích những ý tưởng tốt, những sáng kiến hay của cá nhân và tập thể, tin tưởng, động viên để phát huy nhiều hơn nữa tính tích cực, sáng tạo của họ.
- Giúp sinh viên tự đánh giá kết quả giáo dục và rèn luyện của bản thân, của tập thể, từ đó đề ra những mục tiêu phấn đấu mới.
- Tổ chức các hoạt động thực tế, tham quan học tập các cơ sở giáo dục mầm non. Tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên quan sát dự giờ, cùng làm việc với các giáo viên lâu năm có kinh nghiệm, trao đổi, học hỏi những giáo viên có tay nghề, viết báo cáo thu hoạch…
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
- Bản thân mỗi nhà giáo, giảng viên làm công tác giáo dục phải là tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức, tác phong, lối sống. Giá trị tấm gương càng được tôn cao khi các nhà giáo dục là những người thành đạt trong lao động sáng tạo, có uy tín trong tập thể, ở địa phương và ngoài xã hội. Sự gương mẫu của nhà giáo dục sẽ kích thích tính tích cực hoạt động tu dưỡng và rèn luyện của mỗi sinh viên, khuyến khích các em phấn đấu học tập và làm theo.
- Đôi khi trong quá trình thực hiện, nhà giáo dục cũng có thể sử dụng những “điển hình tiêu cực” “tấm gương phản diện” để sinh viên phân tích, phê phán, đấu tranh nhằm hình thành “hàng rào miễn dịch” trước những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường.
- Phải có chế độ biểu dương, khen thưởng những tập thế và cá nhân sinh viên có thành tích trong việc rèn luyện các phẩm chất nhân cách, thực hiện những hành vi đạo đức, hành vi văn hoá góp phần tích cực vào xây dựng môi trường sư phạm văn minh, tốt đẹp.
- Tăng cường phối hợp tích cực giữa các LLGD trong nhà trường với sinh viên và cơ sở giáo dục mầm non.