Giáo viên mầm non Người nghệ sĩ tài hoa, duy trì và phát triển cái đẹp, thẩm mĩ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 35)

đẹp, thẩm mĩ

Công việc của người giáo viên mầm non yêu cầu họ phải như là một người nghệ sĩ thực thụ. Họ có thể biến hoá thành những con người khác nhau với sự đa dạng về tài năng.

Để chuẩn bị cho các giờ lên lớp từ đôi bàn tay khéo léo các cô phải tự học, tự thiết kế và sáng tạo ra những đồ dùng dạy học, đồ chơi đẹp cho các bé, với những bức tranh tự vẽ, xé dán để trang trí lớp học sao cho thật sinh động... lúc ấy các cô là một hoạ sĩ.

Để tổ chức và hướng dẫn cho trẻ hát hay, múa dẻo các cô cũng phải biết múa dẻo, hát hay. Như vậy các cô giáo mầm non là nghệ sĩ múa, ca sĩ đồng thời còn là nhà biên đạo tài ba khi tổ chức các lễ hội cho các bé.

Để kể những câu chuyện thật hấp dẫn, thu hút, khơi gợi sự hứng thú của trẻ đồng thời mang tính giáo dục cao, các cô phải nhập vai vào các nhân vật trong các câu chuyện đó. Khi đó cô giáo lại trở thành một người diễn viên đa tài.

Như vậy có thể nói rằng giáo viên mầm non là người nghệ sĩ, "là con người sinh động sống giữa những con người sinh động..." (M.A. Rupnhicova). Các cô là những người mang lại hứng thú và phát triển cảm xúc cho trẻ. Để có thể làm được như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải có những năng lực chuyên biệt như: múa, hát, vẽ, đóng kịch, kể chuyện, đọc thơ…và đặc biệt quan trong hơn đòi hỏi ở người giáo viên đó là tình yêu trẻ, tinh thần sẵn sàng cống hiến và sự đam mê. Các cô cần phải yêu trẻ, từ tình yêu trẻ nảy sinh ra tình yêu lao động sư phạm và tình yêu đó tạo ra tài nghệ trong công tác.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 35)