sinh viên sư phạm mầm non
* Thông qua hoạt động dạy học các học phần trên lớp
Hoạt động dạy và học ở trên lớp nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống tri thức chuyên ngành đã được đúc kết thành khái niệm, định luật, quy tắc, phạm trù, phản ánh bản chất của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Nhờ được trang bị những tri thức văn hóa đó mà sinh viên ngày càng mở mang trí tuệ, giúp cho quá trình phát triển tư duy ngày một sâu sắc hơn.
Dạy học ở trên lớp nhằm cung cấp cho sinh viên những tri thức đạo đức, từ đó hình thành tình cảm đạo đức và niềm tin đạo đức. Đây là khâu quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức và cũng là một trong những con đường không thể thiếu nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non.
Thông qua con đường này, sinh viên có thể nhận thức, phân biệt được những biểu hiện có đạo đức và vô đạo đức, có kiến thức để nhìn nhận và đánh giá được những hành vi của bản thân và của những người xung quanh có phù hợp với chuẩn mực, quy tắc đạo đức của xã hội, của nghề nghiệp hay không. Từ đó giúp các em biết điều chỉnh và hoàn thiện bản thân mình.
Quá trình dạy học và giáo dục là những bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể. Kết quả cuối cùng của một một quá trình giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở việc hình thành được tri thức mà phải được đánh giá qua việc thực hiện hành vi đạo đức của người trong thực tiễn. Nếu chỉ qua việc học tập ở trên lớp thì việc hình thành hành vi và rèn luyện các kỹ năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhau vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện, con đường quan trọng để giáo dục và rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức cho sinh viên.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp vị trí, vai trò quan trọng, được thể hiện ở những điểm sau:
- Đây là dịp để sinh viên củng cố các tri thức đạo đức, biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức. Thống qua các hoạt động cụ thể, sinh viên có dịp đối chiếu, kiểm nghiệm những điều đã được học, biến điều đó trở thành của chính các em.
- HĐGDNGLL là nơi phát huy cao độ tính chủ thể, chủ động và tích cực của sinh viên, giúp mỗi cá nhân rèn luyện, thể hiện hành vi, hành động trong các mối quan hệ với người khác và với cộng đồng, là môi trường quan trọng để người học trải nghiệm bản thân, hình thành những bài học, kinh nghiệm đạo đức có giá trị để hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp rất đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, bao gồm các hoạt động các hoạt động cụ thể như:
- Hoạt động chính trị - xã hội. Đây là những hoạt động có ý nghĩa định hướng về mặt xã hội, giúp sinh viên tiếp cận với đời sống chính trị, xã hội của đất nước, của địa phương. Thông qua hoạt động này, giúp sinh viên có thái độ đúng đắn và rõ ràng trước các vấn đề của đất nước, ủng hộ cái đúng, cái tích cực, phê phán cái sai, cái tiêu cực. Từ đó, sinh viên xây dựng ý thức cá nhân, xác định trách nhiệm đối với cộng đồng, với quê hương, đất nước.
- Hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Đây là hoạt động có sức hút sinh viên khá lớn. Thông qua các hoạt động này, giúp sinh viên hình thành những cảm xúc với cái hay, cái đẹp của con người, của cuộc sống, tạo nên những tình
cảm đẹp đẽ, phát triển tâm hồn, rèn luyện hành vi văn hoá trong đời sống học tập và sinh hoạt hàng ngày.
- Hoạt động thể dục, thể thao. Tham gia vào các hoạt động này sinh viên sẽ được thử thách và rèn luyện nhiều phẩm chất nhân cách như: ý thức tổ chức kỉ luật, tình đoàn kết, tôn trọng bạn bè và tập thể, ý chí vượt gian khổ, tinh thần sảng khoái, lạc quan…
Ở nhà trường chuyên nghiệp, các HĐGDNGLL thường do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên của nhà trường, của khoa tổ chức. HĐGDNGLL là con đường mang lại giá trị giáo dục đạo đức to lớn, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện nhân cách người lao động trong thời đại mới.
* Thông qua các hoạt động thực tế, giao lưu với trường mầm non, hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm
Hoạt động thực tế, thực tập sư phạm là một hoạt động đặc thù đối với sinh viên sư phạm. Nó không chỉ rèn luyện nghiệp vụ đơn thuần chuẩn bị cho nội dung bài dạy trên lớp mà qua đó sẽ giáo dục cho sinh viên tình cảm yêu nghề, yêu người, yêu trẻ sâu sắc.
Thực hành thực tập sư phạm là con đường cơ bản giúp giáo dục tư tưởng chính trị, là con đường dạy nghề có hiệu quả nhất cho sinh viên. Quá trình đào tạo trong trường sư phạm dù có cố gắng đến mấy cũng không trang bị được hết những kỹ năng, kỹ xảo cho mọi giáo viên để giải quyết sự đa dạng các tình huống sư phạm. Hoạt động thực tập sư phạm có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành khuynh hướng sư phạm, tình cảm và niềm tin nghề nghiệp cho người giáo viên mầm non tương lai. Đồng thời, đây là điều kiện thuận lợi cho phép giáo sinh nghiên cứu để hiểu trẻ tốt hơn, từ đó thêm trẻ, yêu người và yêu nghề, sẵn sàng vượt khó để cống hiến cho nghề.
Như vậy, thực tập sư phạm diễn ra như là quá trình “thích nghi hoá” các phẩm chất của người giáo sinh cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động sư phạm, qua đó nhiều thiếu sót được phát hiện và giải quyết. Vì thế, hoạt động thực tế, thực tập sư phạm là một con đường không thể thiếu trong quá trình
giáo dục đạo đức cho sinh siên sư phạm. Cho nên nhà giáo dục J.A. Cômenxki đã có tư tưởng tiến bộ rằng trong nhà trường sư phạm phải có nhà trường thực hành, để cho giáo sinh thường xuyên được rèn luyện.
* Con đường tự tu dưỡng, tự giáo dục của sinh viên
Tự tu dưỡng, tự giáo dục của sinh viên là con đường tác động trực tiếp, có ý nghĩa quyết định trong quá trình giáo dục đạo đức ở mỗi sinh viên. Tự giáo dục là quá trình tự mình tiến hành học tập, rèn luyện các phẩm chất, hành vi đạo đức tốt đẹp và khắc phục những hành vi, thói quen đạo đức lệch chuẩn một cách tự nguyện, tự giác và có hệ thống. Tự giáo dục là con đường bên trong của sự tự hoàn thiện.
Việc tự tu dưỡng, tự giáo dục để hoàn thiện bản thân là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi mỗi cá nhân phải kiên trì, bền bỉ, chủ động và tích cực trong mọi hoạt động. Thực hiện tự giáo dục một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống giúp cho mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp một cách bền vững. Mọi tác động giáo dục sẽ không thể mang lại kết quả nếu bản thân mỗi người không biến các tác động đó thành nhu cầu tự thân, tự giáo dục và rèn luyện.
Hoạt động tự giáo dục của sinh viên được thể hiện đa dạng và phong phú cả trong nhận thức, thái độ và hành vi, trong hoạt động học tập, rèn luyện ở trên lớp và cả trong cuộc sống hàng ngày.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu một cách tổng quan nhất các công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Qua đó có thể thấy đạo đức nghề nghiệp (đặc biệt đạo đức nghề giáo viên, trong đó có giáo viên mầm non) là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội bởi tính cấp thiết của nó.
Trên cơ sở nghiên cứu công trình của các tác giả đi trước, chúng tôi đã xây dựng, xác định nội hàm của các khái niệm ĐĐNN, GDĐĐNN và các khái niệm cơ bản khác của đề tài. Tìm hiểu vị trí, vai trò và những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đặc thù của người giáo viên mầm non; tìm hiểu vị trí, vai trò của GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non, các nội dung, nguyên tắc và các con đường cơ bản nhằm GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non là những nội dung được chúng tôi làm rõ ở chương này. Đây chính là những cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ của đề tài ở các chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 2.1. Khái quát về trường Đại học Tân Trào
2.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của trường Đại học Tân Trào
Cao đẳng Tuyên Quang (nay là Đại học Tân Trào) tiền thân là trường Sơ cấp sư phạm Tuyên Quang (thành lập năm 1959), đến tháng 6/1969 được nâng cấp lên thành trường Trung cấp sư phạm Tuyên Quang. Qua quá trình phát triển, nhà trường đã nhiều lần thay đổi địa điểm, thay đổi tên gọi và hợp nhất nhiều trường khác nhau như: Trường Sư phạm cấp I; Trường Sư phạm cấp II; Trường sơ cấp nuôi dạy trẻ; Trường sơ cấp sư phạm Mầm non; Trường Cán bộ Quản lý giáo dục.
Ngày 11/02/1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 18/1999/QĐ- TTg thành lập trường Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang và đến 30/6/2011 Bộ GD&ĐT ký Quyết định số 2651/QĐ-BDGĐT đổi tên thành trường Cao đẳng Tuyên Quang.
Đáp ứng mong mỏi, nhu cầu học tập của con em trong tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận. Ngày 14 tháng 8 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ
đã ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg nâng cấp trường Cao đẳng Tuyên Quang thành trường Đại học Tân Trào. Trường Đại học Tân Trào trở thành trường đại học đầu tiên trên quê hương cách mạng, thủ đô giải phóng, thủ đô kháng chiến.
2.1.2. Vai trò, vị trí của trường Đại học Tân Trào đối với sự nghiệp giáodục của địa phương dục của địa phương
Trường Đại học Tân Trào được thành lập là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của nhà trường nói riêng và đối với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang nói chung. Với bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng lớn mạnh, đạt nhiều thành tích trong đào tạo, nghiên cứu, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ khoa học, nhà giáo cho địa phương.
Là một trường đại học đa ngành, nhà trường đã xác định sứ mạng của mình là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực phía Bắc và hội nhập quốc tế. Trường Đại học Tân Trào đang ra sức phấn đấu, khắc phục khó khăn để vươn lên trở thành một cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Tuyên Quang và khu vực miền núi phía Bắc, có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, CSVC của nhà trường đại học Tân Trào
* Cơ cấu tổ chức 43 GD TIỂU HỌCGD MẦM ĐÀO TẠO TỔ CHỨC - CHÍNH TRỊ ĐẢNG ỦY HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
ĐOÀN THANH NIÊN
BỘ MÔN TRỰC THUỘC TRƯỜNG CÔNG ĐOÀN KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
TÂM LÝ - GIÁO DỤC - LÝ LUẬN-CHÍNH TRỊ TIN HỌC NGOẠI NGỮ THỰC HÀNH BAN GIÁM HIỆU NGOẠI NGỮ KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG - LÂM NGƯ NGHIỆP TỰ NHIÊN - KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GD TIỂU HỌC KHOA PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TRUNG TÂM THƯ VIỆN THỂ DỤC THỂ THAO TỔNG HỢP - HÀNH CHÍNH KẾ HOẠCH - TÀI VỤ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ CÔNG TÁC - HSSV KHẢO THÍ - ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG&THANH TRA GIÁO DỤC
* Đội ngũ cán bộ giảng viên
Hiện nay trường Đại học Tân Trào có 270 CBGV trong đó: Tiến sỹ: 05; Thạc sỹ: 135; Cử nhân: 130; Đang học nghiên cứu sinh: 33; đang học cao học: 69. Hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý tại trường là 31 giảng viên có trình độ GS, PGS, TS của Đại học Thái Nguyên, các Học viện, Viện nghiên cứu và các trường đại học khác. Theo lộ trình tăng biên chế, đến năm 2015-2016 nhà trường sẽ có 359 cán bộ cơ hữu, trong đó có 270 giảng viên, số giảng viên có trình độ TS-NCS dự kiến chiếm 25-30%, thạc sĩ-sau đại học trên 80%, còn lại là đại học.
* Cơ sở vật chất
Nhà trường được xây dựng trong một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát với tổng diện tích đất được quy hoạch là 51,89ha, trong đó trên 10ha hành cho khu Trung tâm thực nghiệm, thực hành và chuyển giao khoa học công nghệ. Toàn trường là một khu liên hợp bao gồm các hạng mục:
- Nhà hiệu bộ. - Giảng đường.
- Trung tâm Thông tin - thư viện, Tin học - ngoại ngữ. - Các phòng thí nghiệm, thực hành.
- Hội trường.
- Nhà Giáo dục thể chất. - Phòng thí nghiệm vi sinh. - Nhà ăn - Căng tin.
- Trung tâm thực nghiệm thực hành - chuyển giao khoa học công nghệ.
2.2. Vài nét về khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Tân Trào
2.2.1. Vai trò, vị trí của khoa Giáo dục Mầm non
Khoa Giáo dục Mầm non được thành lập tháng 10 năm 2013 theo Quyết định số 1605/QĐ-HT của Hiệu trưởng trường Đại học Tân Trào. Tiền thân khoa Giáo dục Mầm non nằm trong khoa Sư phạm gồm Sư phạm Mầm
non và Sư phạm Tiểu học. Hiện nay khoa Giáo dục Mầm non được tách ra thành một khoa độc lập trực thuộc trường.
Khoa Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ở tất cả các hệ: Chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, bồi dưỡng và đào tạo chuẩn hoá giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Từ năm học 2014-2015 trở đi, khoa được nhà trường giao thêm nhiệm vụ đào tạo cử nhân sư phạm mầm non, góp phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục mầm non của tỉnh Tuyên Quang và trên toàn quốc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Bên cạnh đó, khoa Giáo dục Mầm non còn đảm nhận nhiệm vụ tham mưu cho nhà trường về đổi mới chương trình, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
GV và SV khoa Giáo dục Mầm non đã và đang quyết tâm phấn đấu xây dựng khoa ngày càng trở nên vững mạnh, tăng cường đầu tư cho công tác dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự nghiệp đào tạo của nhà trường nói riêng, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Tuyên Quang nói chung.
2.2.2. Đội ngũ giảng viên, sinh viên
* Giảng viên
Hiện nay, đội ngũ giảng viên của khoa Mầm non có 13 giảng viên, trong biên chế: 11 GV, hợp đồng: 02 GV. Trình độ Tiến sĩ: 0, Thạc sĩ 06, cử nhân 07, đang học NCS: 02, đang học sau đại học: 04. Có 01 trưởng khoa và 01 phó khoa trực tiếp quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động của khoa. Phần lớn CBGV của khoa Giáo dục Mầm non đều đã có kinh nghiệm, thực tế giảng dạy trên 10 năm, đây là lợi thế lớn của bộ môn trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội, địa phương. Để hoàn thành nhiệm vụ, hàng năm khoa Giáo dục Mầm non có mời thêm giáo viên của các khoa khác trong