- Khảo sát thực trạng công tác GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào: Thực trạng thực
2.3.1.3. Thái độ của sinh viên đối với nghề giáo viên mầm non
Lý do, động cơ lựa chọn ngành học có ảnh hưởng nhất định tới thái độ của sinh viên đối với nghề nghiệp tương lai. Vì thế, để đánh giá thái độ của sinh viên đối với nghề GVMN, trước hết chúng tôi tiến hành tìm hiểu lý do lựa chọn ngành học của các em. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Lý do chọn ngành học của sinh viên sư phạm mầm non St
t
Các lý do SL % Thứ bậc
1 Nghề được xã hội tôn vinh 86 52,1 5
3 Được ở gần nhà 89 53,9 4
4 Dễ xin việc 13 7,8 12
5 Theo bạn bè 14 8,5 11
6 Phù hợp với khả năng của bản thân 98 59,4 3
7 Yêu trẻ 117 70,9 1
8 Yêu nghề 109 66,1 2
9 Có nhiều thời gian dành cho gia đình 50 30,3 9
10 Theo nguyện vọng của cha mẹ 62 37,6 7
11 Hoàn cảnh gia đình 13 7,8 12
12 Không đỗ được vào các ngành khác 81 49,1 6
13 Lý do khác 24 14,5 10
Nhận xét:
Căn cứ vào kết quả khảo sát, đồng thời căn cứ vào việc tìm hiểu thực tế nhà trường và sự trao đổi, trò chuyện với sinh viên, chúng tôi nhận thấy, sinh viên lựa chọn và thi vào ngành sư phạm mầm non với nhiều lý do khác nhau. Xếp theo thứ bậc thì tập trung nhiều nhất ở những lý do sau: Yêu trẻ: 79,9%, Yêu nghề: 66,1%, Phù hợp với khả năng của bản thân: 59,4%, Được ở gần nhà: 53,9%, Nghề được xã hội tôn vinh: 53,1%
Đó là những lý do đa số các em lựa chọn với tỷ lệ cao (đều chiếm trên 50%). Như vậy có thể thấy, lý do chọn nghề của đa số sinh viên là tích cực, xuất phát từ tình yêu, sự đánh giá cao đối với nghề và đối với trẻ em, các em cũng đã chú ý tới khả năng của bản thân, sự phù hợp đối với các yêu cầu của nghề.
Một thực tế là, đa số SVSPMN của trường Đại học Tân Trào đều là con em trong tỉnh Tuyên Quang, cho nên lý do chọn trường, chọn ngành của một bộ phận sinh viên là “được ở gần nhà” cũng là dễ hiểu. Bên cạnh đó, có không ít trường hợp sinh viên lựa chọn trường và ngành học này xuất phát từ những lý do khách quan như: do hoàn cảnh gia đình, dễ xin việc, theo bạn bè … Với những lý do không xuất phát từ động cơ bên trong như vậy, sẽ là một trong những trở ngại trong việc học tập và rèn luyện của các em. Đây cũng yếu tố mà trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phải tính đến. Phân tích những thông tin trên cho thấy lý do, động cơ chọn ngành
học của sinh viên cũng đã phản ánh phần nào thái độ của các em đối với nghề giáo viên mầm non.
* Tự đánh giá thái độ của sinh viên đối với nghề GVMN
Để tìm hiểu thực trạng lòng yêu nghề của sinh viên sư phạm mầm non, chúng tôi tìm hiểu khả năng tự đánh giá thái độ của các em đối với nghề giáo viên mầm non. Chúng tôi tiến hành điều tra ở bốn mức độ sau: “Rất yêu nghề”, “Yêu nghề”, “Bình thường” và “Không yêu nghề”.
Bảng 2.5. Tự đánh giá thái độ của sinh viên đối với nghề GVMN.
Sinh viên Thái độ
Năm thứ 2 Năm thứ 3 Kết quả chung
SL % SL % SL % Rất yêu nghề 17 20,7 21 25,3 38 23,0 Yêu nghề 29 35,4 38 45,7 67 40,6 Bình thường 27 33,0 19 23,0 46 27,9 Không yêu nghề 9 10,9 5 6 14 8,5 Nhận xét:
Qua bảng 2.5, chúng tôi nhận thấy đa số sinh viên được khảo sát đều rất yêu nghề và yêu nghề nhưng tỷ lệ có khác nhau giữa sinh viên năm thứ 2 và thứ 3. Cụ thể: năm thứ 2 là 56,1% (trong đó “Rất yêu nghề” chiếm 20,7% và “Yêu nghề” 35,4%), năm thứ 2 là 71%( trong đó “Rất yêu nghề”: 25,3% và “Yêu nghề”: 45,7%). Điều này cho thấy thái độ của sinh viên đối với nghề giáo viên mầm non có sự phù hợp với động cơ, lý do thi vào trường và lựa chọn ngành học của các em.
Tuy nhiên cũng có tới 10,9% sinh viên năm thứ 2 và 6% sinh viên năm thứ 3 có ý kiến cho rằng không yêu nghề (chiếm 8,5% trong tổng số 165 sinh viên tham gia khảo sát). Điều này có thể lý giải là do các em bước vào môi trường này với nhiều lý do khác nhau, trong đó có những lý do khách quan như: theo bạn bè, do hoàn cảnh gia đình... cùng với đó là thời gian hiểu nghề, hiểu người còn ít ỏi nên các em chưa cảm nhận đầy đủ những giá trị nhân văn, ý nghĩa cao quý của nghề sư phạm mầm non.
Việc hình thành và củng cố tình cảm nghề nghiệp là một quá trình lâu dài và bền bỉ, thường trải qua các giai đoạn cơ bản, đó là: giai đoạn trước khi
vào trường sư phạm, giai đoạn trong quá trình học tập tại trường sư phạm và giai đoạn tham gia công tác tại cơ sở giáo dục. Trong đó, hình thành và phát triển tình cảm nghề nghiệp trong quá trình đang tham gia học nghề tại trường