Hiệu quả thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 71)

- Khảo sát thực trạng công tác GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào: Thực trạng thực

2.3.2.4. Hiệu quả thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Sau khi tiến hành khảo sát ý kiến của giảng viên và sinh viên về hiệu quả của các biện pháp GDĐĐNN đã thực hiện, chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Hiệu quả thực hiện các biện pháp GDĐĐNN.

Stt Các hoạt động Hiệu quả Tốt Bình thường Kém GV SV GV SV GV SV 1 Tổ chức tốt hoạt động dạy và học các môn học/học phần ở trên lớp. 56,7 53,3 43,3 46,1 0 0,6 2 Thông qua các hoạt động rèn 70 61,2 30 38,2 0 0,6

luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. 3 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa chuyên ngành. 33,3 30,9 66,7 64,9 0 4,2 4 Tổ chức các hoạt động thực tế,

tham quan học tập tại cơ sở giáo dục mầm non

53,3 50,9 46,7 46,1 0 3,0

5 Tiến hành theo định kỳ hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm.

56,7 57,6 43,3 42,4 0 0,6 6 Thực hiện nội quy, quy định, nề

nếp của nhà trường, lớp học

26,7 40,6 70 54,5 3,3 4,9 7 Tổ chức các hoạt động văn hoá

văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội khác do Đoàn thanh niên tổ chức

46,7 44,2 50 51,6 3,3 4,2

8 Sinh viên độc lập tìm hiểu nghề. 26,7 35,7 56,7 58,8 16,6 5,5 9 Tổ chức các buổi ngoại khóa, toạ

đàm tìm hiểu nghề cho sinh viên

46,7 47,3 53,3 48,5 0 4,2 10 Tổ chức các buổi gặp gỡ, trao

đổi, trò chuyện với những tấm gương thành đạt, tiêu biểu trong nghề.

56,7 37 43,3 58,8 0 4,2

Đơn vị: Phần trăm (%) Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng, các biện pháp GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non mà nhà trường đã thực hiện đều có những hiệu quả nhất định, nhưng ở những mức độ khác nhau. Cụ thể:

- Một số biện pháp GDĐĐNN đã được thực hiện có hiệu quả tốt: 70% ý kiến của giảng viên và 61,2% ý kiến của sinh viên đồng ý với biện pháp “Thông qua các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên”, tiếp đến là các biện pháp “Tổ chức tốt hoạt động dạy và học các môn học/học phần ở trên lớp”; “Tiến hành theo định kỳ hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm”; “Tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với những tấm gương thành đạt, tiêu biểu trong nghề” (đều ở mức 56,7%). Có thể nói rằng, nhà trường đã rất chú trọng đến các hoạt động dạy và học, các hoạt động rèn luyện

nghiệp vụ cho sinh viên. Đây là những hoạt động thường xuyên, chính khoá, các hoạt động này được lập kế hoạch và thực hiện thường niên nên được thầy cô và sinh viên đánh giá rất cao.

Biện pháp GDĐĐNN các giảng viên và sinh cho rằng có hiệu qủa thấp là: “Sinh viên độc lập tìm hiểu nghề”. Thậm chí có 16,6% ý kiến GV cho rằng để sinh viên độc lập tìm hiểu nghề kém hiệu quả. Khắc phục điều này, nhà trường cần có những biện pháp để khuyến khích, động viên, khơi gợi tính tích cực, ý thức tự giác của các em. Có biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tìm hiểu nghề của từng sinh viên. Có hình thức khen thưởng phù hợp…

Để thực hiện các hoạt động ngoại khoá chuyên mang lại hiệu quả mong muốn cần phải đảm bảo các điều kiện về tổ chức, con người, cơ sở vật chất… Trong khi trò chuyện với các LLGD chúng tôi được biết sự khó khăn về cơ sở vật chất đó chính là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả giáo dục của biện pháp trên. Xếp cuối cùng là biện pháp “Thực hiện nội quy, quy định, nề nếp của nhà trường, lớp học” (26,7%). Việc thực hiện nghiêm túc nội quy, nề nếp của nhà trường, lớp học sẽ giúp sinh viên rèn luyện được nhiều phẩm chất như: tính kỷ luật, ý thức tôn trọng người khác, tập thể và cộng đồng. Tìm hiểu thực tế nhà trường, cùng với thông qua trò chuyện với GV và SV chúng tôi nhận thấy: Hiệu trưởng nhà trường đã ban hành nội quy, quy định dành cho sinh viên và được treo công khai trong các lớp học. Tuy nhiên, việc thực hiện nội quy, nề nếp của một bộ phận SV còn rất hạn chế, biểu hiện ở việc nghỉ học, trốn tiết, học tập mang tính chất đối phó, thực hiện các nhiệm vụ học tập chưa thực sự tự giác, thậm chí còn có một số trường hợp có biểu hiện của lối sống thiếu lành mạnh, buông thả… Một bộ phận giảng viên chưa thực sự nhiệt tình với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, chưa hỗ trợ thường xuyên cho công tác quản lý nề nếp học tập của sinh viên. Nhiều thầy, cô chưa ghi chép đầy đủ các thông tin về giờ học như: sĩ số, sinh viên đi muộn, bỏ giờ, lý do vắng mặt, sinh viên thiếu nghiêm túc trong thực hiện các nhiệm vụ học tập…khiến cho công tác theo dõi đánh giá còn gặp khó khăn. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhà trường chưa thực sự siết chặt

nội quy, chưa nghiêm khắc trong việc xử lý các vi phạm, sự phối hợp giữa các LLGD khác nhau trong nhà trường, giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường còn lỏng lẻo, thiếu nhịp nhàng. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi xây dựng và đề xuất biện pháp phù hợp với thực tế nhà trường.

Qua phân tích những số liệu trên có thể đánh giá môt cách tổng quát là hiệu quả sử dụng các biện pháp GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non của nhà trường Đại học Tân Trào tương đối tốt. Tuy nhiên việc phối hợp giữa các LLGD để các biện pháp thực sự phát huy được tính tích cực, tự giác của sinh viên trong mọi hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi chính sinh viên là đối tượng mà các biện pháp giáo dục hướng đến, nếu các em không phát huy được vai trò của mình thì mọi tác động giáo dục đều trở nên vô nghĩa. Chính vì thế cần phải xây dựng được những biện pháp phù hợp với tính chất và đặc điểm của nhà trường là một đòi hỏi tất yếu sẽ được chúng tôi giải quyết ở chương 3.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w