Biện pháp 8: Tăng cường cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 95)

- Khảo sát thực trạng công tác GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào: Thực trạng thực

3.2.8.Biện pháp 8: Tăng cường cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ

kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động chủ đề, chủ điểm giáo dục đạo đức nghề nghiệp

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GDĐĐNN cho sinh viên, trong đó không thể không kể đến yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị. Ngoài các yếu tố như nội dung chương trình, đội ngũ cán bộ giảng dạy, công tác quản lý, công tác kiểm tra, đánh giá thì yếu tố cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng. Một nhà trường có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu thì không thể có chất lượng giáo dục cao. Do đó, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính sẽ nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức tốt các hoạt động dạy và học, các hoạt động ngoại khoá theo chủ đề, chủ điểm, để công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên mầm non có thể đạt được hiệu quả theo mục tiêu giáo dục của nhà trường.

3.2.8.2. Tổ chức thực hiện

- Hàng năm, khoa Mầm non tiến hành tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động dạy - học và giáo dục trong khoa nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDĐĐNN cho sinh viên.

- Tranh thủ nguồn lực tài chính từ các chương trình dự án, chương trình xã hội hoá. Kêu gọi đầu tư, ủng hộ từ các nhà doanh nghiệp, các tổ chức…

- Khuyến khích sinh viên cùng tham gia vào việc sưu tầm, lựa chọn và tự tạo ra những phương tiện cần thiết cho hoạt động. Ví dụ như: Khi học môn Tạo hình, sinh viên được học và thực hành làm các loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Qua đánh giá sản phẩm của sinh viên, giảng viên có thể lựa chọn những sản phẩm đẹp, đảm bảo kỹ thuật để sử dụng làm mẫu cho các bài giảng tiếp theo. Giảng viên khuyến khích sinh viên làm đồ dùng, tự nguyện đóng góp sản phẩm làm đồ dùng giảng dạy trong khoa. Đó là cách làm rất có tác dụng nhằm phát triển ở sinh viên khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động chung của tập thể.

3.2.8.3. Điều kiện thực hiện

- Cần có sự thống nhất quan điểm, sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo trong và ngoài nhà trường, từ các LLGD.

- Sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện được trang bị cho tổ chức các hoạt động phải đảm bảo phù hợp, hiệu quả, có chất lượng.

- Thiết bị phục vụ cho các hoạt động dạy - học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, thực hành phải hết sức đa dạng, phong phú, ví nó liên quan đến nhiều loại hình hoạt động khác nhau.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 95)