Biện pháp 2: Kết hợp chặt chẽ và tổ chức tốt hoạt động dạy học các học phần trên lớp và các

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 85)

- Khảo sát thực trạng công tác GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào: Thực trạng thực

3.2.2. Biện pháp 2: Kết hợp chặt chẽ và tổ chức tốt hoạt động dạy học các học phần trên lớp và các

học phần trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện tốt mục đích "dạy chữ gắn với dạy người"

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non là một quá trình toàn vẹn, nhằm hình thành nhận thức, tình cảm và hành vi đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Kết hợp chặt chẽ và tổ chức tốt hoạt động dạy học các học phần trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện tốt mục đích "dạy chữ gắn với dạy người" là một biện pháp giáo dục biện chứng giúp sinh viên phát triển và hoàn thiện các mặt từ nhận thức, tư tưởng đến hành vi, thói quen đạo đức. Kết hợp tổ chức tốt hoạt động dạy học các học phần trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ phát huy được chức năng trội, ưu điểm và thế mạnh đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế của từng hoạt động trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, từ đó góp phần đào tạo ra những con người lao động vừa hồng, vừa chuyên, tài đức vẹn toàn.

3.2.2.2. Tổ chức thực hiện

- Nhà trường, khoa Mầm non xây dựng mục tiêu, kế hoạch, dự kiến tổ chức thực hiện các hoạt động dạy và học trên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên ngay từ đầu năm học, đảm bảo khoa học, hợp lý.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên. Gắn lý thuyết với thực hành, thực tế, đặt sinh viên vào những điều kiện gần với công tác thực tế sau này, giúp sinh viên thích nghi dần với các yêu cầu đối với hoạt động của người giáo viên mầm non.

- Thường xuyên tổ chức và thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phong phú và đa dạng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, toạ đàm…

- Phối kết hợp chặt chẽ và tổ chức tốt hoạt động dạy học các học phần trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp đảm bảo thời gian, không bị trồng chéo. Chú trọng dạy chữ gắn với dạy người, dạy tri thức gắn với hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức nhân cách.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Đảm bảo thống nhất về mục tiêu giáo dục, có sự linh hoạt về phương pháp và nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

- Đội ngũ giảng viên, nhà giáo dục không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, hoàn thiện nhân cách nhà giáo.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa các LLGD trong nhà trường như đội ngũ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, Đoàn thanh niên, các bộ phận phụ trách về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường…

- Cần có sự đầu tư đảm bảo về cơ sở vật chất, kỹ thuật để tổ chức tốt các hoạt động dạy và học, hoạt động ngoại khoá cho sinh viên.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w