Biện pháp 7: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức nghề nghiệp bằng cách phối hợp tự đánh giá

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 94)

- Khảo sát thực trạng công tác GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào: Thực trạng thực

3.2.7.Biện pháp 7: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức nghề nghiệp bằng cách phối hợp tự đánh giá

cách phối hợp tự đánh giá của cá nhân, đánh giá của tập thể và đánh giá của giáo viên

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên mầm non. Đánh giá nhằm xác định một quá trình phấn đấu, rèn luyện của các em. Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức nghề nghiệp bằng cách phối hợp tự đánh giá của cá nhân, đánh giá của tập thể và đánh giá của giáo viên là quy trình đánh giá chặt chẽ, khoa học và biện chứng, nhằm đảm bảo tính khách quan, tính hệ thống, có ý nghĩa tích cực, tạo điều kiện để khuyến khích, động viên các em phấn đấu vươn lên, thúc đẩy quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp và tự giáo dục ở sinh viên.

3.2.7.2. Tổ chức thực hiện

- Đầu tiên, tổ chức cho cá nhân sinh viên tự đánh giá, xếp loại công tác rèn luyện đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của bản thân sau mỗi tháng, mỗi kỳ và mỗi năm học.

- Tiếp đến là sự nhận xét, đánh giá của tổ học tập, của tập thể lớp cho cá nhân trên cơ sở tự đánh giá của từng sinh viên và góp ý của từng thành viên trong tổ, trong lớp.

- Sau cùng, từ kết quả tự đánh giá của sinh viên, đánh giá của tập thể, giáo viên xem xét và đi đến quyết định xếp loại cho từng sinh viên trong lớp.

Trong quá trình này, giáo viên cần tham khảo, trao đổi thêm về những trường hợp cụ thể, cần thiết.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

- Đánh giá cần bám sát mục tiêu giáo dục.

- Cần phải đưa ra được những tiêu chí đánh giá cụ thể, phù hợp.

- Phải đa dạng về hình thức đánh giá như thông qua bảng hỏi, viết thu hoạch, viết bản kiểm điểm cá nhân, thông qua sản phẩm, đánh giá bằng điểm số… - Trong tự đánh giá, giáo viên cần hướng dẫn để sinh viên thực hiện bước này có hiệu quả hơn. Từ đó, đánh giá của tập thể sẽ có cơ sở để thực hiện.

- Trong bước tập thể đánh giá cá nhân, người chủ trì điều khiển đánh giá phải rất chủ động, dẫn dắt để các sinh viên khác trong lớp đánh giá được chính xác và khách quan hơn.

- Trong quá trình giáo viên đánh giá, cần công bằng và dân chủ, tránh thiên tư, thiên vị.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 94)