- Khảo sát thực trạng công tác GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào: Thực trạng thực
2.3.1.2. Nhận thức của các lực lượng giáo dục và sinh viên về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết,
đạo đức nghề nghiệp cần thiết, đặc thù của người giáo viên mầm non.
Để tìm hiểu nhận thức của các lực lượng giáo dục và sinh viên về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết, đặc thù của người giáo viên mầm non, chúng tôi đã đưa ra hệ thống các phẩm chất đạo đức và yêu cầu các đối tượng khảo sát hãy đánh giá vai trò của những phẩm chất những phẩm chất đạo đức đó đối với người giáo viên mầm non với 3 mức độ lựa chọn: “Rất cần thiết”, “Cần thiết” và “Không cần thiết”. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.3:
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV và SV về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết, đặc thù của người GVMN. (Đơn vị: %)
St t Mức độ Các phẩm chất CBQL và GV Sinh viên RCT CT KC T RCT CT KC T 1 Yêu nghề và gắn bó với nghề 83,3 16,7 0 40,6 58,2 1,2
2 Yêu quý trẻ em. 93,3 6,7 0 43,1 55,7 1,2
3 Tận tụy với công việc chăm sóc và giáo dục trẻ
83,3 16,7 0 55,8 43 1,2
4 Có tình thương với trẻ nhỏ 93,3 6,7 0 64,8 34,6 0,6 5 Kiên trì, nhẫn nại khi tiếp xúc
với trẻ
63,3 36,7 0 35,1 61,9 3
6 Linh hoạt 56,7 43,3 3,3 42,4 53,4 4,2
7 Nhạy cảm 76,7 23,3 0 32,1 64,3 3,6
8 Hài hước, lạc quan 56,7 43,3 0 32,1 66,1 1,8
10 Có lý tưởng, niềm tin nghề nghiệp.
70 30 0 53,9 44,3 1,8
11 Trung thực trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
70 30 0 41,8 56,4 1,8
12 Có trách nhiệm trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
70 30 0 55,1 44,3 0,6
13 Dũng cảm trong phê bình và tự
phê bình. 40,1 53,3 6,6 32,7 62,5 4,8
14 Công bằng, trong sáng trong đánh giá kết quả giáo dục trẻ
56,7 43,3 3,3 32,7 63,7 3,6 15 Bao dung, độ lượng, vị tha, cao
thượng, không trù dập trẻ.
83,3 16,7 0 60 39,4 0,6
16 Có niềm tin ở trẻ, quan tâm tới sự tiến bộ của trẻ.
60 40 0 32,7 65,5 1,8
Nhận xét:
- Đối với CBQL và giảng viên: Đa số CBQL và giảng viên cho rằng các phẩm chất đạo đức nêu trên đều “Rất cần thiết” và “Cần thiết”. Họ đánh giá rất cao các phẩm chất như: Yêu nghề, yêu trẻ, bao dung, độ lượng, vị tha cao thượng, có niềm tin tưởng vào trẻ, vào công việc của mình. Các phẩm chất của ý chí cần thiết trong công việc như: Tận tuỵ, kiên trì nhẫn nại. Trung thực, Trách nhiệm… Trong đó những phẩm chất đạo đức nghề giáo viên mầm non được CBQL và giảng viên nhận thức rằng “Rất cần thiết” chiếm tỷ lệ cao nhất đó là: Có tình thương với trẻ nhỏ (93,3%), Yêu quý trẻ em (93%), Tôn trọng nhân cách trẻ em (90%), tiếp theo là 3 phẩm chất cùng chiếm tỷ lệ 83,3% là: Yêu nghề, gắn bó với nghề; Tận tuỵ với công việc chăm sóc và giáo dục trẻ; Bao dung, độ lượng, vị tha, cao thượng, không trù dập trẻ. Cũng có một số ý kiến được hỏi cho rằng các phẩm chất: Linh hoạt, Công bằng, trong sáng trong đánh giá các kết quả giáo dục; Dũng cảm trong phê bình và tự phê bình là “không cần thiết” (từ 3,3% đến 6,6%).
- Đối với sinh viên: Đa số sinh viên cho rằng các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đã nêu đều “Rất cần thiết” và “Cần thiết”. Trong đó những phẩm chất được sinh viên cho rằng “Rất cần thiết” chiếm tỷ lệ nhiều nhất cũng có phần tương đồng với sự lựa chọn của CBQL và giảng viên, đó là các phẩm
chất: Có tình thương với trẻ nhỏ (64,8%), Tôn trọng nhân cách trẻ em (61,8%); Bao dung, độ lượng, vị tha, cao thượng, không trù dập trẻ (60%); Có trách nhiệm trong chăm sóc và giáo dục trẻ (55,1%); Có lý tưởng, niềm tin nghề nghiệp (53,9%).
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên nhận định các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nêu trên là “Không cần thiết”. Cụ thể: Kiên trì, nhẫn nại khi tiếp xúc với trẻ (3%), Nhạy cảm (3,6%), Công bằng, trong sáng trong đánh giá các kết quả giáo dục (3,6%), Linh hoạt (4,2%), Dũng cảm trong phê bình và tự phê bình (4,8%). Điều này có thể lý giải là do một số sinh viên chưa thực sự hiểu nghề, chưa nhận thức được những khó khăn, vất vả của nghề và cũng còn mơ hồ về những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, cho nên các em đã coi nhẹ những phẩm chất như kiên trì, nhẫn nại, linh hoạt…đối với nghề GVMN.
Qua việc phân tích bảng số liệu trên cho thấy, về cơ bản CBQL, GV và SV đã thấy được sự cần thiết của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là các phẩm chất đặc thù trong công tác của người GVMN. Đây là cơ sở để các giảng viên tích cực hơn trong hoạt động giảng dạy của mình và chú trọng công tác giáo dục các phẩm chất nghề nghiệp mang tính đặc thù, đặc trưng trong nghề nghiệp của người GVMN. Bên cạnh đó, cũng cần phải chú ý tới việc giáo dục các phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên một cách toàn diện hơn nữa để sinh viên có sự nhận thức đầy đủ về hệ thống các phẩm chất đạo đức quan trọng của nghề GVMN.