Giáo viên mầm non Người bác sĩ tận tâm

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 34)

Công việc của người giáo viên mầm non không chỉ yêu cầu họ phải là một nhà sư phạm mẫu mực, phải như người mẹ hiền hết lòng yêu thương con trẻ mà còn phải là một bác sĩ tận tâm.

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển về mọi mặt tâm lý và sinh lý. Trẻ đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu, các hệ cơ quan trong cơ thể dễ bị tổn thương, do đó trẻ dễ mắc phải những bệnh thường gặp như: cảm cúm, tiêu chảy, ho, viêm họng, nôn trớ…. Trong quá trình hoạt động, chơi đùa không may trẻ có thể bị trầy xước, chảy máu thậm chí có thể nặng là tổn thương hệ xương, cơ…. Đặc biệt ở trong mỗi lớp có nhiều cháu, bên cạnh những điểm chung, mỗi cháu lại có những biểu hiện khác nhau trong những vấn đề về sức khoẻ thể chất và tinh thần. Vì vậy, giáo viên phải như người bác sĩ, có phương pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hiểu biết về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, hiểu biết về một số bệnh thường gặp ở trẻ em, và đặc biệt còn phải biết cách sơ, cấp cứu khi cần thiết. Quan trọng hơn, đó là tình yêu thương, sự chăm sóc, thăm hỏi, ân cần, tinh tế, sự kiên nhẫn, tận tuỵ, tận tâm, nhạy cảm để nhận biết và phát hiện ra những dấu hiệu mệt mỏi, ốm đau, những biến đổi bất thường ở mỗi trẻ và giúp đỡ trẻ trong những tình huống cụ thể một cách thoả đáng, đồng thời họ phải có sức khoẻ tốt để luôn hết mình với nhiệm vụ chăm sóc đảm bảo an toàn về sức khoẻ của trẻ em.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w