- Khảo sát thực trạng công tác GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào: Thực trạng thực
2.3.2.2. Thực trạng các con đường GDĐĐNN đã được vận dụng
Để tìm hiểu các con đường GDĐĐNN mà nhà trường Đại học Tân Trào đã thực hiện. Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi sinh viên: “Theo em, trường Đại học Tân Trào đã tiến hành giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
sinh viên lựa chọn: “Rất thường xuyên”, Thường xuyên”, “Thỉnh thoảng”,
“Không bao giờ”. Kết quả thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Thực trạng mức độ thực hiện các con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non
Stt Hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiêp Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % SL %
1 Thông qua dạy và học các môn học/học phần ở trên lớp
49 29,7 95 57,5 21 12,7 0 0 2 Thông qua hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.
43 26,1 93 56,4 29 17,5 0 0
3 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa chuyên ngành.
0 0 32 19,4 126 76,4 7 4,2
4 Tổ chức các hoạt động thực tế, tham quan học tập tại cơ sở giáo dục mầm non
0 0 41 24,8 109 66,1 15 9,1
5 Các hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm
0 0 12 7,3 153 92,7 0 0
6 Thông qua việc thực hiện nội quy, quy định, nề nếp của nhà trường, lớp học
16 9,7 87 52,8 57 34,5 5 3,0 7 Tổ chức các hoạt động
văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội do Đoàn thanh niên tổ chức
13 7,9 26 15,8 123 74,5 3 1,8
8 Khuyến khích hoạt động tự giác, tích cực, độc lập tìm hiểu nghề của sinh viên
9 Tổ chức các buổi ngoại khóa, toạ đàm tìm hiểu nghề cho sinh viên
0 0 54 32,8 107 64,8 4 2,4
10 Tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với những tấm gương thành đạt, tiêu biểu trong nghề.
0 0 79 47,9 76 46,1 10 6
Nhận xét:
Phân tích bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy rằng:
- “Thông qua hoạt động dạy học các môn học/học phần trên lớp” là con đường được sinh viên đánh giá nhà trường thực hiện “thường xuyên” nhất (57,5%), thậm chí 29,7% ý kiến cho rằng “rất thường xuyên”. Thứ 2 là “Thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” (56,4%). Thứ ba là “Thông qua việc thực hiện nội quy, quy định, nề nếp của nhà trường, lớp học” (52,8%). Điều này chứng tỏ rằng hoạt động dạy và học chính khoá, hoạt động rèn nghiệp vụ sư phạm và thực hiện nội quy, nề nếp của nhà trường đã được nhà trường quan tâm. Tìm hiểu các môn học trong chương trình bắt buộc dành cho việc đào tạo giáo viên mầm non, đồng thời thông qua việc trò chuyện với SV chúng tôi nhận thấy hầu hết các môn học đều có thể giúp GDĐĐNN, ví dụ như: Giáo dục học mầm non, Tâm lý học trẻ em, Nghề giáo viên mầm non…Qua học tập các môn học, SV nhận thức được hệ thống các chuẩn mực của nghề nghiệp, những yêu cầu về các phẩm chất đặc thù của nghề. Do đó, thực hiện các hoạt động này một cách thường xuyên, nghiêm túc cũng là những con đường giúp giáo dục đạo đức nghề nghiệp rất hiệu quả, bởi nó sẽ tạo ra tính liên tục trong việc nâng cao nhận thức, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường.
- 47,9% ý kiến của sinh viên cho rằng nhà trường thường xuyên “Tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với những tấm gương thành đạt, tiêu biểu trong nghề”. Biện pháp GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non thông qua nêu gương là một biện pháp mang lại giá trị rất cao. Qua trao đổi
với Ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo khoa Giáo dục Mầm non, chúng tôi nhận thấy, nhà trường đã nhận thấy ý nghĩa to lớn của hoạt động này, tuy nhiên do hạn về thời gian, cho nên mỗi cá nhân sinh viên cần phải chủ động, tự giác hơn nữa trong việc tìm hiểu và học tập những tấm gương tiêu biểu trong nghề.
- “Các hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm” là hoạt động ít được tổ chức nhất (12%), thậm chí có tới 92,7% ý kiến sinh viên đánh giá đây là hoạt động “thỉnh thoảng” mới được thực hiện. Đây cũng là một thực tế khách quan bởi hoạt động kiến tập một hoạt động được tổ chức định kỳ vào kỳ 2 của năm thứ 2 và thực tập sư phạm là vào kỳ 2 năm thứ 3, do đó trong suốt quá trình học tập ở trường sinh viên chỉ có 2 đợt kiến tập và thực tập đó. Thực tập, kiến tập sư phạm là cơ hội rất tốt để các giáo sinh rèn kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp. Tuy nhiên, thời lượng dành cho hoạt động này lại không nhiều, chỉ được tổ chức theo chương trình đã quy định. Vì thế, ngoài các hoạt động bắt buộc trong chương trình, nhà trường cần tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho sinh viên có nhiều cơ hội được tìm hiểu thực tế tại các trường mầm non.
Các hoạt động: “Tổ chức các hoạt động ngoại khóa chuyên ngành”, “Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội do Đoàn thanh niên tổ chức, “Khuyến khích hoạt động tự giác, tích cực, độc lập tìm hiểu nghề của sinh viên”…là những hoạt động cũng được đa số sinh viên cho rằng “thỉnh thoảng” nhà trường mới tổ chức. Khi được hỏi, các LLGD trong nhà trường cho biết: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa chuyên ngành ít được thực hiện bởi nhà trường và các giảng viên thực hiện biện pháp này chưa tốt do nhiều nguyên nhân như: điều kiện cơ sở vật chất chưa thuận lợi; hoạt động sinh viên học tập chính khoá chiếm nhiều thời gian…Còn các hoạt động khác như hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động
xã hội chỉ được thực hiện nhân dịp các ngày lễ lớn, sức thu hút sinh viên chưa cao do nội dung và hình thức chưa thực sự phong phú và hấp dẫn.
Tóm lại, các con đường GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non ở trường Đại học Tân Trào khá phong phú, nhưng một số con đường chưa được thực hiện thường xuyên, bởi rất nhiều lý do mang tính khách quan. Đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp phù hợp cho nhà trường.