Vai trò, vị trí của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SVSPMN

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 36)

Nghề giáo viên mầm non là lĩnh vực hoạt động lao động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Trong nhà trường mầm non, người giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức và điều khiển quá trình hình thành nhân cách trẻ em. Vai trò to lớn của nghề và của người giáo viên ở bậc học mầm non đã được xã hội ghi nhận. Muốn thành công trong nghề nghiệp này, người giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng và những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đặc trưng.

Giáo sinh sư phạm mầm non là những người đang học trong cơ sở đào tạo nghề sư phạm mầm non, đang học nghề, thực hành tay nghề dưới sự giám

sát của giáo viên hoặc người có chuyên môn sâu, có bằng cấp về chuyên môn và có nghiệp vụ nhất định. Như vậy, trong tương lai sinh viên sư phạm mầm non sẽ tham gia vào hoạt động lao động trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ dưới 6 tuổi ở một trong những cơ sở giáo dục mầm non. Công tác giáo dục mầm non là một trong những lĩnh vực lao động phức tạp và đòi hỏi ở con người tính chuyên nghiệp cao. Tính chuyên nghiệp của nghề giáo viên mầm non được thể hiện ở việc: họ được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn để họ có thể giải quyết các công việc của mình một cách hiệu quả hơn những người bình thường khác; Hơn nữa họ phải có ý thức trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Hơn ai hết, họ hiểu rõ nhân cách của mình có ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh, đặc biệt là đến trẻ em. Đạo đức nghề nghiệp còn đảm bảo cho họ có thể đứng vững và lâu bền trong nghề nghiệp và trong xã hội.

Hiểu rõ vai trò to lớn của đạo đức nghề nghiệp và việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên sư phạm mầm non, cho nên ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế giảng đường sư phạm, các giáo viên mầm non tương lai cần phải được giáo dục đạo đức nghề nghiệp một cách nghiêm túc nhằm hình thành, phát triển nhân cách người giáo viên chân chính, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên có đức, có tài đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO (Trang 36)