Biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 63)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

a- là ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên (random effects) như hàng, cột, dòng vô tính, gia đình

3.1. Biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP

Bạch đàn lai UP

Biến dị là cơ sở cho việc lựa chọn xuất xứ, gia đình và cá thể. Tuỳ theo

đặc điểm biến dị và phạm vi phân bố mà loài có biến dị lớn hay nhỏ, nhiều hay ít. Phạm vi biến dị càng lớn thì tăng thu di truyền nhận được càng cao. Nói cách khác sai khác giữa các xuất xứ và gia đình của loài càng lớn thì tăng thu di truyền đạt được qua chọn lọc càng cao.

Các chỉ tiêu về sinh trưởng như đường kính, chiều cao, thể tích và một số

chỉ tiêu về hình dạng thân như độ thẳng thân, độ nhỏ cành, góc phân cành..., là những tính trạng dễ đo đếm và có vai trò quan trọng đến năng suất và chất lượng rừng. Vì lẽ đó, trong bất kỳ các chương trình cải thiện giống nào đều phải xem xét và đánh giá. Do Bạch đàn urô là một loài cây trồng rừng kinh tế

chủ lực, vì vậy việc cải thiện giống ở cường độ cao cần được tiến hành ở mức

độ chọn lọc gia đình và chọn lọc cá thểưu trội trong gia đình ưu việt.

Nghiên cứu đánh giá biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các gia đình trong luận án này được thực hiện ở hai khảo nghiệm hậu thế thế

hệ 2. Đó là khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Ba Vì và Đông Hà. Các khảo nghiệm này được xây dựng từ năm 2005 với 80 gia đình có nguồn hạt từ các cây trội được chọn lọc ở vườn giống thế hệ 1 tại Ba Vì, vườn giống thế hệ 1 Vạn Xuân – Phú Thọ và rừng giống Ba Vì.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 63)