- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu
a- là ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên (random effects) như hàng, cột, dòng vô tính, gia đình
3.2. Biến dị về khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose của Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP
đàn urô và Bạch đàn lai UP
Bạch đàn urô (E. urophylla) được coi là một trong những loài cây trồng rừng chính ở Việt Nam để sản xuất bột giấy, ván dăm và gỗ trụ mỏ, với luân kỳ
kinh doanh từ 6 đến 8 năm. Các nghiên cứu về cải thiện giống cho loài cây này
đã được tiến hành và bước đầu đạt được những kết quả rất triển vọng, như đã chọn lọc được một số xuất xứ tốt là Lewotobe, Lembata và Egon (Lê Đình Khả
và cộng sự., 2003) [12]. Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng đã chọn lọc thành công một số dòng Bạch đàn có năng suất vượt 20% đến 40% so với giống đại trà. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến cải thiện về khả năng sinh trưởng mà chưa chú ý nhiều đến cải thiện về các tính chất gỗ
như khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose.
Năng suất bột giấy là chỉ tiêu tổng hợp của cả 3 chỉ tiêu thể tích, khối lượng riêng của gỗ và hiệu suất bột giấy (Năng suất bột giấy = Thể tích x Khối lượng riêng của gỗx Hiệu suất bột giấy). Do đó chọn lọc về năng suất bột giấy phải kết hợp cả 3 chỉ tiêu này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể về giá trị kinh tế
(economic weight) của từng tính trạng này chưa được thực hiện nên cũng rất khó khăn trong chọn lọc năng suất bột giấy dựa vào chỉ số chọn lọc (selection index). Hiệu suất bột giấy ở Bạch đàn urô được tính dựa theo phương trình tương quan đã được xác lập giữa hàm lượng cellulose từ lõi khoan và hiệu suất bột giấy từ thớt gỗ ở độ cao 1,3m và ghi nhận tương quan giữa hàm lượng cellulose với hiệu suất bột giấy là rất chặt (Nguyễn Đức Kiên, 2009a) [65]. Các nghiên cứu về
sinh trưởng và tính chất gỗ của bạch đàn đến hiệu quả của quá trình sản xuất bột giấy cũng đã được nghiên cứu và khẳng định các tính trạng sinh trưởng, khối lượng riêng và hiệu suất bột giấy có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trồng rừng,
cũng như giá thành của quá trình sản xuất bột giấy (Borallho et al. 1993; Greaves
et al. 1997) [37], [53]. Chọn giống theo sinh trưởng kết hợp giữa các tính trạng này là một hướng đi có ý nghĩa trong chọn giống cây rừng.
Khối lượng riêng của gỗ có liên quan chặt chẽ với độ cứng và tính chịu lực của cây (Zobel và Jacksson (1995)[123]. Xác định khối lượng riêng của gỗ cho những khảo nghiệm giống với nhiều gia đình, nhiều dòng, và nhiều cá thể đòi hỏi rất tốn kém về thời gian và kinh phí. Do đó, sử dụng Pilodyn để đánh giá nhanh khối lượng riêng của gỗ là một trong những phương pháp rất hiệu quả và có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu chọn tạo giống cây rừng. Phương pháp này đã
được áp dụng đối với Bạch đàn urô trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1 ở
Việt Nam, với hệ số tương quan là -0,86 (Nguyễn Đức Kiên, 2008)[64]. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp nước chiếm chỗ của Olesen (1971) để
xác định khối lượng riêng của các dòng Bạch đàn lai.
Cellulose là thành phần chính của gỗ, chiếm từ 40% đến 50% khối lượng gỗ
khô kiệt, chúng nằm chủ yếu ở màng thứ cấp của vách tế bào và là thành phần chính của bột giấy (chiếm từ 74% đến 86%). Hàm lượng cellulose có tương quan chặt tới rất chặt với hiệu suất bột giấy (Wallis et al. 1996) [116], do đó có thể sử
dụng như là công cụ gián tiếp để đánh giá hiệu suất bột giấy trong các loài cây rừng. Hàm lượng cellulose trong luận án này được xác định từ lõi khoan lấy ở độ
cao 1,3 m bằng phương pháp của Wallis et al. (1997) [117]. Phương pháp này đã
được sử dụng trong nghiên cứu biến dị di truyền ở các loài bạch đàn E. nitens và bạch đàn E. globulus và kết quả cho thấy hàm lượng cellulose có tương quan cao với hiệu suất bột giấy của toàn bộ thân cây (Raymond & Schimleck. 2002; Schimleck et al. 2004) [94], [97]. Để phục vụ nghiên cứu, trong các khảo nghiệm dòng vô tính tại Ba Vì và Đông Hà, nghiên cứu sinh đã thu mẫu ngẫu nhiên 612
cây thuộc 70 dòng Bạch đàn urô, trong đó có 42 dòng Bạch đàn lai tại Ba Vì và 40 dòng Bạch đàn lai tại Đông Hà. Mẫu gỗ sử dụng cho xác định khối lượng riêng của gỗ và xác định hàm lượng cellulose đều được thu riêng rẽ.