Phát triển các dòng Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP ưu việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 116)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

5 dòng có khối lượng riêng của gỗ cao

3.7.3. Phát triển các dòng Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP ưu việt

Hiện nay sử dụng dòng vô tính trong lâm nghiệp và các giống lai giữa Bạch

đàn urô với các loài bạch đàn khác đã và đang ứng dụng rộng rãi và rất có triển vọng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2000; Lê Đình Khả, 2001). Nghiên cứu khả năng di truyền của luận án này đã ghi nhận trong các khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP sinh trưởng của các gia đình và dòng vô tính không có tồn tại tương quan với khối lượng riêng của gỗ, do đó việc chọn giống các gia

đình/dòng đồng thời vừa sinh trưởng nhanh và khối lượng riêng của gỗ cao sẽ là một việc làm rất khó thành công. Vì thế việc chọn lọc và sử dụng các dòng ưu việt sẽ có thể tìm ra những dòng như vậy và từ đó hạn chế được vấn đề trên. Hơn thế

nữa, việc trồng rừng bằng sử dụng dòng vô tính sẽ tạo ra sản phẩm có mức độ đồng đều về chất lượng gỗ từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho các nhà máy chế biến gỗ. Đây có thể là một định hướng trong cải thiện giống Bạch đàn urô ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ rõ 10 gia đình sinh trưởng nhanh nhất tại 2 khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 có thể tích vượt trội về thể tích so với các gia đình sinh trưởng kém (vượt 58,5% - 245,5%) và đồng thời cũng vượt hơn dòng U6 (60,4% - 83,4%). Ngoài ra, chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, khối lượng riêng của gỗ, hàm lượng cellulose của các gia đình này cũng có độ vượt khá lớn so với dòng U6. Do đó việc chọn lọc các cá thể tốt trong các gia đình này, nhân giống và khảo nghiệm dòng vô tính sẽ chắc chắn tìm ra được các dòng ưu việt vượt trội hơn dòng U6 là giống Quốc Gia đang sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

Đánh giá biến dị giữa các gia đình Bạch đàn urô trong khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 và các dòng vô tính Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP trong các khảo nghiệm dòng vô tính ở luận án này cho thấy một số dòng thể hiện khả năng sinh trưởng nhanh nhưng lại vẫn có khối lượng riêng và hàm lượng cellulose cao. Các gia đình và dòng này cần được phát triển cho sản xuất trong thời gian tới. Đó là gia đình 18 tại Ba Vì; các dòng U18, UP72, UP66, UP99, UP35 và UP23 tại Ba Vì; các dòng U821, U1088, U416 và U262 tại Nam Đàn; các dòng UP54, U892, UP35 tại Đông Hà. Một số dòng khác, tuy có sinh trưởng chậm hơn nhưng chúng lại có khối lượng riêng và hàm lượng cellulose cao cũng cần được xem xét trong tương lai để phát triển cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)