Khả năng di truyền ở các dòng vô tính Bạch đàn urô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 96)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

3.3.2.Khả năng di truyền ở các dòng vô tính Bạch đàn urô

5 dòng có khối lượng riêng của gỗ cao

3.3.2.Khả năng di truyền ở các dòng vô tính Bạch đàn urô

Rừng trồng dòng vô tính là một loại hình rừng đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam, với việc sử dụng các dòng ưu trội trong trồng rừng. Phát triển rừng trồng dòng vô tính cũng đòi hỏi sự hiểu biết về biến di di truyền

để quyết định chiến lược cải thiện giống và chọn lọc dòng vô tính, đồng thời dự đoán tăng thu di truyền có thể nhận được từ việc sử dụng các dòng vô tính ưu

việt. Các biến dị di truyền này là cơ sở khoa học để góp phần đưa ra các quyết

định đúng đắn trong một chương trình cải thiện giống (White, 1987; Namkoong

et al., 1988; Hodge and White, 1992) [83], [63]. Chính vì vậy, việc dự đoán hệ số

di truyền theo nghĩa rộng và hệ số biến động kiểu gen của một số tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và chất lượng gỗở một số khảo nghiệm dòng vô tính là hết sức có ý nghĩa cho chương trình cải thiện giống bạch đàn nói chung và chương trình rừng trồng dòng vô tính Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP nói riêng

ở nước ta.

Bảng 3.12. Hệ số di truyền (H2) và hệ số biến động kiểu gen (CVG) của các tính trạng sinh trưởng và chất lượng của các dòng vô tính Bạch đàn urô

tại khảo nghiệm Ba Vì (4 tuổi) và Nam Đàn (5 tuổi) Địa điểm Tuổi Tính trạng Đơn vị tính Trung bình Hệ số di truyền (H2) Sai số của H2 CVG (%) 4 D cm 7,3 0,30 0,04 13,1 4 H m 10,5 0,46 0,05 14,2 4 V dm3 25,4 0,31 0,04 36,0 4 Đtt điểm 3,3 0,28 0,04 9,9 4 Pilodyn mm 13,9 0,65 0,04 10,0 4 DEN g/cm3 0,49 0,68 0,05 7,1 Ba Vì 4 Cellulose % 43,5 0,37 0,07 2,5 5 D cm 10,9 0,20 0,04 8,6 5 H m 11,0 0,41 0,05 9,7 5 V dm3 55,8 0,27 0,05 24,6 5 Đtt điểm 3,3 0,30 0,05 10,6 Nam Đàn 5 Pilodyn mm 12,3 0,62 0,05 10,4

Ước đoán khả năng di truyền bằng việc xác định hệ số di truyền theo nghĩa rộng và hệ số biến động kiểu gen của các tính trạng sinh trưởng, độ thẳng thân, pilodyn, khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose của các dòng Bạch đàn

urô được thực hiện trong 2 khảo nghiệm dòng vô tính tại Ba Vì và Nam Đàn tại giai đoạn tuổi 4 - 5 và được trình bày tại bảng 3.12.

Số liệu tại bảng 3.12 cho thấy hệ số biến động kiểu gen (CVG) biến động từ

8,6% đến 14,2% cho các tính trạng sinh trưởng ở cả 2 khảo nghiệm. Hệ số này là khoảng 7,1 - 10,4% cho khối lượng riêng của gỗ và 9,9 - 10,6% cho độ thẳng thân. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng của các tính trạng sinh trưởng và độ thẳng thân ở

mức trung bình tới cao (biến động từ 0,20 – 0,46). Khối lượng riêng của gỗ có hệ

số di truyền cao hơn (0,68) các tính trạng sinh trưởng (bảng 3.12). Cornelius (1994)[42] khi tính toán hệ số di truyền dựa trên số liệu tổng hợp của rất nhiều loài cây đã nghiên cứu cũng tìm ra hệ số di truyền của khối lượng riêng của gỗ là cao hơn so với hệ số di truyền của tính trạng sinh trưởng.

Kết quả tính toán hệ số di truyền tại bảng 3.12 cũng cho thấy hàm lượng cellulose có hệ số truyền cao nhưng hệ số biến động kiểu gen lại thấp, thấp nhất so với các tính trạng nghiên cứu. Chứng tỏ khả năng chọn lọc dòng đểđạt tăng thu di truyền cao cho tính trạng này là rất khó khăn. Tuy nhiên đối với hàm lượng cellulose nếu cải thiện thêm được 1% cũng là một điều đáng quý và được coi là đã thành công (Raymon, 2001) [93].

Tại Ba Vì, ở giai đoạn 4 năm tuổi các tính trạng nghiên cứu có hệ số di truyền và hệ số biến động kiểu gen cao hơn so với tại Nam Đàn. Điều này có thể

là do ảnh hưởng của yếu tố lập địa. Lập địa tại Ba Vì có đất bị đá ong hóa mạnh, pH thấp và lượng cation nhôm trao đổi (Al+3) cao nên có thể ảnh hưởng tới sinh trưởng một số dòng Bạch đàn urô trong khi tại Nam Đàn đất tốt hơn Ba Vì nên các dòng sinh trưởng đồng đều hơn. Do đó sự phân hóa giữa các dòng Bạch đàn urô ở Nam Đàn không lớn nhưở Ba Vì.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 96)