Tương quan tính trạng – tính trạng của các dòng Bạch đàn lai UP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 103)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

5 dòng có khối lượng riêng của gỗ cao

3.4.3 Tương quan tính trạng – tính trạng của các dòng Bạch đàn lai UP

Trong loài Bạch đàn lai UP, tương quan khối lượng riêng của gỗ với cellulose là tương quan dương ở mức độ tương đối chặt đến chặt (r = 0,57 đến 0,77). Nhưng đường kính và chiều cao thể hiện tương quan di truyền dương và yếu với pilodyn và hàm lượng cellulose. Trong khi đó tương quan giữa đường

kính và chiều cao với khối lượng riêng của gỗ lại thể hiện cả tương quan âm và dương. Tuy nhiên đây là những tương quan không có sự tồn tại với hệ số sai khác lớn (bảng 3.16). Kết quả này khẳng định các tính trạng sinh trưởng, khối lượng riêng và hàm lượng cellulose ở Bạch đàn lai UP là những tính trạng độc lập. Do vậy cải thiện giống theo các chỉ tiêu sinh trưởng hoặc khối lượng riêng hay hàm lượng cellulose đều không ảnh hưởng đáng kểđến các tính trạng khác.

Bảng 3.16. Tương quan giữa các tính trạng sinh trưởng, khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose ở các dòng Bạch đàn lai UP tại khảo nghiệm Ba Vì và Đông Hà

Tính

trạng D H V Pilodyn DEN Cellulose

Ti Ba Vì (4 tui) D 0,88±0,04 0,98±0,01 0,22±0,16 -0,03±0,17 0,32±0,21 H 0,94±0,02 0,03±0,16 0,24±0,16 0,24±0,21 V 0,17±0,16 0,04±0,17 0,30±0,21 Pilodyn -0,92±0,03 -0,55±0,17 DEN 0,77±0,15 Ti Qun Tr (5 tui) D 0,78±0,07 0,97±0,01 -0,12±0,17 0,11±0,21 H 0,89±0,04 0,12±0,17 0,40±0,18 V -0,13±0,17 0,13±0,21 DEN 0,57±0,16

Việc chọn lọc kết hợp các tính trạng này nên được tiến hành theo từng chỉ tiêu riêng rẽ theo kiểu chọn lọc độc lập (independent culling) trên các khảo nghiệm với số lượng các dòng vô tính lớn và sau đó sử dụng phương pháp chọn chọn lọc trước sau (tandem selection) (Lê Đình Khả & Dương Mộng Hùng, 2003) [13], mới hy vọng chọn lọc được những dòng Bạch đàn lại UP vừa có sinh trưởng nhanh và có

khối lượng riêng cao hay hàm lượng cellulose phục vụ cho các chương trình trồng rừng dòng vô tính Bạch đàn lai UP trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 103)