Tương quan tính trạng – tính trạng của các dòng Bạch đàn urô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 101)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

5 dòng có khối lượng riêng của gỗ cao

3.4.2 Tương quan tính trạng – tính trạng của các dòng Bạch đàn urô

Tương tự như ở các gia đình Bạch đàn urô trong các khảo nghiệm hậu thế

thế hệ 2, đánh giá tương quan giữa các tính trạng sinh trưởng, Pilodyn, khối lượng riêng và hàm lượng cellulose của các dòng vô tính bạch đàn urô trong các khảo nghiệm dòng vô tính cũng cho thấy đường kính và chiều cao đều có tương quan dương và ở mức yếu tới tương đối chặt với trị số pilodyn (bảng 3.15). Hệ số

tương quan này biến động từ 0,15 đến 0,66. Tuy nhiên các tính trạng sinh trưởng lại có tương quan cả dương lẫn âm với khối lượng riêng của gỗ, nhưng chỉ tương quan ở mức độ yếu (-0,31 - 0,12) và được xác định là không có ý nghĩa. Như vậy sinh trưởng có mối quan hệ độc lập với khối lượng riêng của gỗ và cải thiện giống

theo các chỉ tiêu sinh trưởng hoặc khối lượng riêng đều không ảnh hưởng đáng kểđến nhau. Trong các nghiên cứu trước đây, tương quan di truyền giữa khối lượng riêng của gỗ với sinh trưởng cho các loài bạch đàn được ghi nhận có biến động rất lớn. Nhưng ở các loài Bạch đàn urô, E. globulus E. nitens thì mối tương quan giữa

đường kính với khối lượng riêng đã được xác định là tương quan âm và có sai số

lớn, do đó các tác giả kết luận không có sự tồn tại tương quan giữa đường kính với khối lượng riêng (Wei &Borralho (1997); Ignacio - Sasnchez et al. (2005); Apiolaza et al. (2005); Raymond & Schimleck (2002); Hamilton & Potts (2008)) [121], [69], [32], [94], [57].

Bảng 3.15. Tương quan giữa các tính trạng sinh trưởng, khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose ở các dòng bạch đàn urô tại khảo nghiệm Ba Vì và Nam Đàn

Tính

trạng D1,3 H V Pilodyn DEN Cellulose

Ti Ba Vì (4 tui) D 0,84±0,04 0,95±0,01 0,66±0,08 -0,31±0,12 0,44±0,13 H 0,93±0,02 0,30±0,11 0,12±0,15 0,40±0,14 V 0,55±0,09 -0,21±0,13 0,40±0,14 Pilodyn -0,80±0,05 0,30±0,14 DEN 0,60±0,16 Ti Nam Đàn (5 tui) D 0,82±0,05 0,98±0,01 0,46±0,13 H 0,91±0,03 0,15±0,15 V 0,36±0,13

Kết quảở bảng 3.15 cũng cho thấy tương quan giữa pilodyn với khối lượng riêng của gỗ là tương quan âm từ chặt cho đến rất chặt (r = -0,80 tới -0,92). Chứng tỏ có thể dùng pilodyn để đánh giá nhanh và xếp hạng những gia

đình/dòng có khối lượng riêng của gỗ cao trong chương trình cải thiện giống Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP ở Việt Nam.

Tương quan di truyền giữa cellulose với các tính trạng sinh trưởng là tương quan dương, có ý nghĩa và ở mức vừa phải, trong khi tương quan dương giữa cellulose với khối lượng riêng của gỗ ở mức tương đối chặt. Tương quan trung bình giữa hàm lượng cellulose với các chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy việc chọn giống theo sinh trưởng cũng có thể góp phần làm tăng hàm lượng cellulose

ở Bạch đàn urô, qua đó làm tăng hiệu suất bột giấy. Như vậy, trong chiến lược chọn giống tiếp theo cho Bạch đàn urô ở nước ta nên kết hợp chọn lọc các tính trạng một cách đồng thời bằng việc sử dụng chỉ số chọn lọc (selection index) nhằm đạt được tăng thu di truyền một cách thỏa đáng cho các tính trạng. So sánh với các nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa hàm lượng cellulose với sinh trưởng cho các loài bạch đàn thì thấy mối quan hệ này có biến động rất lớn, từ

tương quan dương đến tương quan âm, từ thấp đến cao (Tibbits & Hodge, 1998; Kube et al., 2001; Raymond, 2002; Apiolaza et al., 2005) [102], [68], [92], [32]. Tương quan dương (dao động từ 0,24 đến 0,86) giữa hàm lượng cellulose với các tính trạng sinh trưởng được ghi nhận ở Bạch đàn E. nitens (Tibbits & Hodge, 1998; Kube et al., 2001) [102], [68], nhưng có sự biến động rất lớn ở Bạch đàn

E. globules (dao động từ -0.43 to 0.61) (Raymond & Schimleck, 2002; Apiolaza

et al., 2005) [94], [32].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)