Nghiên cứu về lai giống trong các loài bạch đàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 26)

Lai giống để tạo ra giống lai có ưu thế lai là hướng đi mà các nhà chọn giống từ lâu đã rất quan tâm. Năm 1963, Shelbourne và Danks (1963) [98] đã tạo ra tổ hợp lai giữa [E. torelliana x (E. urophylla x E. pellita)] ở

Philippines. Chương trình cải thiện giống bạch đàn dựa trên phép lai đôi và lai ba cũng được thực hiện tại Brazil. Sinh trưởng về thể tích ở tuổi 7 của những cá thể lai ba [E. urophylla x (E. camaldulensis x E. grandis)] vượt trội các cây lai tốt nhất của các tổ hợp lai đôi (E. grandis x E. urophylla, E. grandis x E. camaldulensis, E. urophylla x E. camaldulensis) và loài bạch đàn urô và grandis(Assis, 2000) [34].

Theo Martin (1989) [78] thì đến năm 1989 đã có hơn 20 tổ hợp lai khác loài được tạo ra ở chi bạch đàn, trong đó chủ yếu là hai loài E. urophyllaE. grandis được dùng làm cây mẹ. Từ năm 1989 Viện lâm nghiệp nhiệt đới Trung Quốc cũng tạo ra 204 cây lai từ các cặp bố mẹ giữa E. urophylla với các loài E. tereticornis, E. camaldulensis, E. exserta, E. grandis, E. saligna

E. pellita. Trong đó một số cây cá thể lai từ tổ hợp E. urophylla x E. tereticornis E. urophylla x E. camaldulensis đã có ưu thế lai về sinh trưởng so với bố mẹ của chúng. Cây lai có thể vượt bố mẹ với các giá trị tương ứng là 120,7% và 89,4% ( Shen, 2000) [99]. Bên cạnh đó, các tổ hợp lai thuận

nghịch giữa E. urophyllaE, grandis cũng đã được tạo ra ở Trung Quốc (Rezende, G & Rezende, M., 2000; Bouvet & Combes, 1997) [95], [40].

Thông thường ưu thế lai thể hiện rõ hơn trong những điều kiện môi trường sống bất lợi và chúng có phạm vi thích ứng rộng hơn mức bình thường. Nghiên cứu của Verryn (2000) [114] cho thấy những tổ hợp lai có khả năng chống chịu với điều kiện môi trường bất lợi tốt là E. grandis x E. camaldulensis, E. grandis x E. tereticornis, E. grandis x E. urophylla. Nghiên cứu ưu thế lai về năng suất được thực hiện ở các tổ hợp lai E. grandis x E. urophyllaE. pellita x E. urophylla, kết quả cho thấy chúng đều là những tổ

hợp lai có ưu thế lai vượt hơn các loài thuần và được trồng thành rừng kinh tếở

Brazil và Congo (Eldridge, 1993) [46].

Ưu thế lai về sinh trưởng và tính chịu lạnh đã được tìm thấy ở tổ hợp lai E. grandis x E. nitens, còn ưu thế lai về sinh trưởng và chống chịu bệnh loét thân thể hiện ở tổ hợp lai E. grandis x E. urophylla (Verryn, 2000) [114]. Tính ưu trội về chịu lực cũng như khả năng làm bột giấy của các tổ hợp lai E. urophylla x E. grandis tốt hơn so với E. urophylla x E. pellita (Bauvet , 1997) [40]. Tổ hợp lai E. grandis x E. urophylla có năng suất rừng trồng lên tới 45,5 m3/ha (2,5 tuổi) trong lúc xuất xứ Wetar tốt nhất của Bạch đàn urô chỉ đạt 29,31 m3/ha (Turvey, 1995) [108].

Fowler (1978) [49] đã nhận định ưu thế lai trong các tổ hợp lai khác loài và xuất xứ có tính chất ngoại lệ hơn là có tính quy luật. Theo ông, khi giao phối giữa các loài bố mẹ thích ứng cao chưa chắc đã sản sinh ra cây lai cũng có thích ứng cao với chính lập địa mà các loài bố mẹ đã sinh sống. Còn theo Eldridge và cộng sự (1993) [46] thì nhiều giống bạch đàn lai đã sinh trưởng kém hơn bố mẹ, ngay cả khi bố mẹ được chọn lọc cẩn thận về loài và

xuất xứ. Như vậy ưu thế lai có thể bao gồm cả sự vượt trội theo chiều dương, lẫn chiều âm của cây lai so với bố mẹ của chúng, nghĩa là có cả ưu thế lai tăng lên và ưu thế lai giảm xuống (Turbin, 1967) [105].

Bạch đàn E. pellita có khả năng lai giống với các loài bạch đàn khác như

Bạch đàn E. brassiana, Bạch đàn urô và Bạch đàn caman tạo ra các giống lai có ưu thế lai rất tốt về sinh trưởng, đồng thời có tính chất gỗ tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện hạn hán tốt (Harwood, 1998) [61].

Công ty PICOP của Philippines đã khảo nghiệm một số tổ hợp lai E. deglupta x E. pellita, E. urophylla x E. pellita (Siarot, 1986 - dẫn từ

Harwood, 1998) [61]. Kết quả khảo nghiệm sau 4 năm thu được chiều cao trung bình tổ hợp lai E. pellita x E. urophylla đạt 20 m, gia đình tốt nhất của

E. urophyllađạt 17 m, trong khi đó xuất xứ Queensland của E. pellita tốt nhất là 15 m.

Chương trình cải thiện giống cho Bạch đàn pellita dựa trên phép lai thuận nghịch cũng được thực hiện và cho thấy sinh trưởng của các cá thể tốt nhất của các tổ hợp lai xa khác loài đã vượt trội các xuất xứ tốt của các loài bố

mẹ (Bouvet & Vigneron, 2009; Harwood, 1998) [39], [61]. Kết quả nghiên cứu của Mulawarman và cộng sự (2007) [81] tại Indonesia cho thấy giống lai giữa Bạch đàn urô và Bạch đàn grandis với Bạch đàn pellita có sinh trưởng nhanh hơn so với các loài bố mẹ, vượt từ 20 – 25%. Giống lai giữa Bạch đàn urô và Bạch đàn grandis với Bạch đàn E. pellita còn được kỳ vọng có thể tăng khối lượng riêng của gỗ từ 10 – 15% so với rừng trồng Bạch đàn urô, qua đó nâng cao sản lượng bột giấy (Mulawarman et al. 2007) [81]. Mulawarman và cộng sự (2007) [81] cũng ghi nhận tỷ lệđậu quả và số lượng hạt lai/quả ít hơn

pellita làm bố trong lai giống với Bạch đàn urô và Bạch đàn grandis. Harwood (2007) cho rằng nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hạt lai thấp ở phép lai sử dụng Bạch đàn pellita làm mẹ có thể là do Bạch đàn pellita có kích thước hoa lớn và vòi nhụy dài hơn các loài bạch đàn khác cho nên rất ít hạt phấn sau khi nảy mầm ở đầu nhụy có thể vươn tới để thụ tinh cho các noãn bào của hoa. Pinyopusarerk và cộng sự (2007) [91] đề nghị sử dụng phương pháp “Thụ

phấn một lần” trong đó cắt bớt một phần vòi nhụy để ống phấn có thể vươn tới thụ tinh cho noãn bào từ đó có thể làm tăng tỷ lệ đậu quả và số lượng hạt lai/quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 26)