Khả năng di truyền ở các gia đìnhBạch đàn urô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 93)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

5 dòng có khối lượng riêng của gỗ cao

3.3.1. Khả năng di truyền ở các gia đìnhBạch đàn urô

Hệ số di truyền và hệ số biến động di truyền của các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và trị số pilodyn trong khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Bạch đàn urô tại Ba Vì và Đông Hà được thể hiện tại bảng 3.11. Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng ở tuổi 6 đạt trung bình (h2 = 0,19 - 0,23). Nhưng hệ số di truyền của trị số Pilodyn lại khá cao, với h2 = 0,42. Hiện không nhiều thông tin về khả năng di truyền của các tính chất gỗ ở Bạch đàn urô để tham chiếu cho luận án. Tuy nhiên, hệ số di truyền cao của trị

số pilodyn được tính toán trong các nghiên cứu đã công bố trước đây ở các loài Keo và Bạch đàn cũng ghi nhận là cao với hệ số di truyền của khối lượng riêng của gỗ dao động từ 0,40 đến 0,80 (Wei & Borralho, 1998; Kube et al., 2001; Raymond and Schimleck, 2002; Schimleck et al., 2004; Hai et al., 2008; Kien et al., 2008; Kien et al., 2009a)[122], [68], [94], [97], [59], [64], [65].

Bảng 3.11. Hệ số di truyền (h2)và hệ số biến động (CVa) của các tính trạng sinh trưởng và chất lượng ở các gia đình Bạch đàn urô tại Ba Vì và Đông Hà (6 tuổi)

Tính trạng đĐơo đến vm ị TBKN Tuổi h2 Sai số của h2 CVa (%) Ba Vì - Hà Nội (6 tuổi) D cm 3,5 2 0,14 0,04 12,4 6,5 3 0,17 0,04 12,1 7,0 5 0,17 0,04 13,0 9,9 6 0,22 0,05 16,3 H m 4,4 2 0,15 0,04 8,9 7,8 3 0,17 0,04 11,4 9,3 5 0,19 0,05 11,5 12,8 6 0,22 0,05 12,5 Đtt điểm 2,8 2 0,05 0,03 19,8 3,3 5 0,15 0,04 29,9 3,5 6 0,20 0,05 10,7 Pilodyn mm 12,3 3 0,42 0,09 9,6 Đông Hà - Quảng Trị (6 tuổi) D cm 6,9 2 0,15 0,04 9,5 8,9 3 0,17 0,04 10,4 9,8 5 0,17 0,05 12,5 11,1 6 0,19 0,05 12,6 H m 9,5 2 0,17 0,05 8,6 10,1 3 0,21 0,05 8,4 11,1 5 0,22 0,05 8,7 12,5 6 0,23 0,05 9,1 Đtt điểm 4,0 2 0,05 0,03 11,8 3,4 3 0,12 0,04 20,2 4,0 5 0,14 0,04 23,6 3,1 6 0,15 0,04 9,5 Pilodyn mm 14,9 4 0,48 0,10 9,7 Chú dẫn: hˆ2 là hệ số di truyền theo nghĩa hẹp; CV a là hệ số biến động di truyền lũy tích;

Hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng, độ thẳng thân và trị số

theo tuổi. Chẳng hạn như, tại Ba Vì, hệ số di truyền về đường kính tại tuổi 2 là 0,14, và tăng lên 0,17, 0,17 và 0,22 ở các tuổi 3, 5 và 6. Tương ứng với hệ số di truyền, hệ số biến động di truyền lũy tích (CVa) cũng tăng lên theo cấp tuổi (bảng 3.11). Hệ số biến động di truyền lũy tích của các trính trạng sinh trưởng đạt từ

8,9 - 16,3%. Độ thẳng thân cây có hệ số biến động di truyền lũy tích cao nhất, nhưng lại có hệ số di truyền nhỏ nhất nếu so với các hệ số này của tính trạng sinh trưởng và trị số pilodyn. Ở giai đoạn 2 đến 3 năm tuổi chiều cao có hệ số di truyền của chiều cao (h2 = 0,14 – 0,17) tương đương với hệ số di truyền của

đường kính.

Tuy nhiên ở giai đoạn 5 đến 6 năm tuổi, hệ số di truyền của chiều cao đã vượt hơn so với của đường kính (bảng 3.11). Hệ số di truyền của độ thẳng thân cây tăng khá mạnh từ 0,05 ở tuổi 2 đến 0,15 - 0,20 ở tuổi 6. (bảng 3.11). Hệ số di truyền của đường kính tăng theo tuổi từ giai đoạn 1 đến 5 năm tuổi đã được ghi nhận ở nhiều kết quả nghiên cứu trước đây ở các loài Bạch đàn và Keo (Wei & Boralho, 1998; Kien et al., 2009a; Hai et al., 2008; Hai et al. 2009)[122], [65], [59], [60].

Nhìn chung, hệ số di truyền cũng như hệ số biến động di truyền lũy tích của các tính trạng nghiên cứu của các gia đình Bạch đàn urô tại Ba Vì cao hơn so với tại Đông Hà. Chứng tỏ, lựa chọn các gia đình tốt và cá thể tốt trong khảo nghiệm tại Ba Vì sẽ mang lại tăng thu di truyền cao hơn khi phát triển chúng cho sản xuất. Hệ số biến động di truyền lũy tích của các chỉ tiêu sinh trưởng tính toán ở

nghiên cứu này có phần cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trước đây ở cây rừng (Cornelius, 1994)[42]. Cornelius (1994) xác nhận hệ số biến động di truyền lũy tích của các chỉ tiêu đường kính và chiều cao nằm trong khoảng từ 6 đến 10%. Tuy nhiên, hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng lại khá tương đồng với các giá

trị hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng ở Bạch đàn urô trên thế giới (Mori

et al., 1990; Kurinobu et al., 1996; Nirsatmanto et al., 1996; Wei & Boralho, 1997; Kube et al., 2001; Raymond and Schimleck, 2002; Arnold & Cuevas, 2003; Xu et al., 2003; Schimleck et al., 2004; Arnold et al., 2004) [80], [121], [68], [94], [33], [97], [33] và ở Việt Nam (Nguyễn Đức Kiên et al., 2008; Nguyễn Đức Kiên et al., 2009a) [64], [65]. Như vậy, trong khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Bạch đàn urô tại Ba Vì và Đông Hà có thể khẳng định các tính trạng sinh trưởng có khả năng di truyền cho đời sau ở mức trung bình, nhưng do hệ số biến động di truyền lũy tích của các tính trạng này là tương đối cao nên khả năng cải thiện giống cho các tính trạng này vẫn hoàn toàn đạt được tăng thu di truyền cao cho hậu thế.

Hệ số di truyền của đường kính và chiều cao tăng lên ở giai đoạn tuổi 2, 3, 5, và 6 có thểđược giải thích bởi sự phân hóa giữa các gia đình về chỉ tiêu đường kính và chiều cao khá rõ ràng ở các tuổi này, do đó làm tăng hệ số di truyền của các tính trạng này. Hơn thế nữa, ở tuổi 3, trong khảo nghiệm hậu thế tại Ba Vì 20 cá thể tốt của 20 gia đình tốt đã được chọn lọc và bị chặt hạ để thu hái chồi phục vụ chọn lọc dòng vô tính. Chính vì vậy, có thể làm giảm sự sai khác giữa các gia

đình (giảm phương sai giữa các gia đình) và đồng thời cũng làm giảm biến động giữa các cá thể trong một gia đình (một thành phần ngẫu nhiên), do đó có thể có

ảnh hưởng đến kết quả tính toán hệ số di truyền.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)