Cải thiện các tính trạng sinh trưởng và tính chất gỗ ở các chương trình cải thiện Bạch đàn urô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 113)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

5 dòng có khối lượng riêng của gỗ cao

3.7.1. Cải thiện các tính trạng sinh trưởng và tính chất gỗ ở các chương trình cải thiện Bạch đàn urô

trình ci thin Bch đàn urô

Trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 và khảo nghiệm dòng vô tính tại tuổi 6, hệ số di truyền theo nghĩa hẹp cũng như hệ số di truyền nghĩa rộng của các gia đình và dòng vô tính Bạch đàn urô biến động từ 0,19 – 0,25 cho chỉ tiêu sinh trưởng, 0,62 - 0,68 cho khối lượng riêng của gỗ và 0,30 - 0,46 cho hàm lượng cellulose. Hệ số biến động di truyền lũy tích hoặc hệ số biến động kiểu gen của các tính trạng này cũng biến động khá lớn, từ 7 - 16,3%. Như vậy có thể

khẳng định có thể tiếp tục cải thiện năng suất, khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose của Bạch đàn urô ở các thế hệ tiếp theo. Nếu chỉ chọn các cá thể

tốt trong các gia đình tốt trong khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 hoặc chọn lọc các dòng ưu việt trong các khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn urô tại Ba Vì và Nam

Đàn và sử dụng chúng vào sản xuất chắc chắn sẽ đem lại tăng thu di truyền cao cho rừng trồng tương lai.

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose của loài cây này biến động khá lớn, tương ứng từ 0,41 - 0,63g/cm3 và 40,0 - 46,7% . Như vậy loài này khá phù hợp cho trồng rừng làm nguyên liệu giấy ở Việt Nam. Tuy nhiên, cải thiện hàm lượng cellulose hay khối lượng riêng của gỗ ở Bạch đàn urô nhằm tăng chuỗi giá trị rừng trồng vẫn là công việc cấp thiết cần thực hiện. Khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose có mối quan hệ rất chặt, với hệ số tương quan di truyền biến động từ

0,57 - 0,77. Do vậy, nếu cải thiện khối lượng riêng của gỗ thì sẽ cải thiện cả hàm lượng cellulose ở Bạch đàn urô. Vì vậy chương trình cải thiện giống của Bạch

đàn urô cần tập trung vào cải thiện sinh trưởng và khối lượng riêng của gỗ nhằm chọn lọc ra các dòng ưu việt hơn cho chương trình trồng rừng tương lai. Không nên tập trung vào cải thiện hàm lượng cellulose trong chương trình vì chúng có tương quan chặt với khối lượng riêng của gỗ và hơn thế nữa việc xác định hàm lượng cellulose khá phức tạp và tốn kém thời gian và kinh phí. Mặt khác, các nghiên cứu về tương quan di truyền giữa Pilodyn với khối lượng riêng của gỗ

trong luận án cũng đã chỉ ra đây là tương quan âm và biến động từ chặt cho đến rất chặt (r = - 0,80 tới - 0,92). Chứng tỏ có thể dùng Pilodyn để đánh giá nhanh và xếp hạng các gia đình có khối lượng riêng của gỗ cao trong các nghiên cứu cải thiện giống Bạch đàn urô. Pilodyn không phải là khối lượng riêng của gỗ, nhưng nó được sử dụng để chọn lọc ra các cá thể, các dòng có khối lượng riêng của gỗ

cao (Raymond, 2002) [92].

Tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều cao với khối lượng riêng của gỗ là tương quan âm hoặc dương, song mức độ tương quan yếu và không có ý nghĩa (r = - 0,31 đến 0,04). Do đó chọn giống theo các chỉ tiêu sinh trưởng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khối lượng riêng trong Bạch đàn urô.

Nhưng chọn giống đồng thời theo cả hai chỉ tiêu sinh trưởng và khối lượng riêng sẽ là một việc làm rất khó thành công. Vì thế việc chọn lọc hai tính trạng này có thể được tiến hành theo từng chỉ tiêu riêng rẽ theo kiểu chọn lọc độc lập (independent culling), sau đó áp dụng phương pháp chọn lọc trước sau (tandem selection) để chọn lọc được những cá thể có sinh nhanh nhất và khối lượng riêng của gỗ cao nhất, từ đó nhân giống vô tính và khảo nghiệm lại để xác định được những dòng ưu việt phát triển cho sản xuất trồng rừng.

Bởi vì số lượng gia đình trong các quần thể chọn giống Bạch đàn urô ở các hiện trường nghiên cứu của luận án còn hạn chế (chỉ có 80 gia đình hoặc từ 40 - 70 dòng/khảo nghiệm), trong đó không có các gia đình mới nhập từ các quần thể

tự nhiên và/hoặc quần thể chọn giống của các nước khác, nên cần nhập thêm các gia đình mới khác biệt so với các gia đình đã có trong quần thể thế hệ 1 và 2 ở

nước ta để đảm bảo duy trì tính đa dạng di truyền cao cho các quần thể chọn giống tiếp theo phục vụ mục tiêu chiến lược chọn giống lâu dài cho Bạch đàn urô. Hơn nữa, nhằm hạn chế tương tác di truyền – hoàn cảnh đã được xác nhận trong nghiên cứu của luận án này, các quần thể chọn giống phải được xây dựng tách biệt nhằm tối ưu hóa các tính trạng đặc biệt, chẳng hạn như thể tích và/hoặc các tính chất gỗở các vùng sinh thái chính ở Việt Nam.

Một sự lựa chọn khác là Bạch đàn urô chỉ phù hợp cho miền Bắc và miền Trung và cũng đã xuất hiện nhiều loại bệnh hại rừng trồng (Phạm Quang Thu et al., 2000) [101]. Trong khi Bạch đàn pellita lại chỉ phù hợp cho miền Nam (Lê

Đình Khả, 2003) [12], nhưng gỗ lại khá phù hợp cho gỗ xẻ và rất ít bị bệnh hại (Harwood, 1980; Phạm Quang Thu et al., 2009) [21]. Do đó chương trình cải thiện giống sử dụng các cá thể Bạch đàn urô ưu việt có năng suất cao ở cả loài bố

chất gỗ tốt có thể sẽ trở nên rất hữu ích nhằm tạo ra các dòng bạch đàn lai mới có năng suất cao và chất lượng gỗ tốt và đặc biệt có khả năng gây trồng ở tất cả các miền ở nước ta.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 113)